Một số thuật ngữ
*Tiền biệt dưỡng (pre-conditioning): là giai đoạn chuẩn bị trước khi biệt dưỡng.
*Biệt dưỡng (conditioning): là giai đoạn chăm sóc đặc biệt trước khi chiến kê xuất trường. Giai đoạn này thường diễn ra từ 2 đến 3 tuần tùy vào mỗi phương pháp.
*Ốp (pointing): là giai đoạn chăm sóc đặc biệt diễn ra vào vài ngày cuối của quá trình biệt dưỡng. Ốp giúp chiến kê đạt phong độ tốt nhất khi vào trận hay còn gọi là “tới độ”, “đủ pin”. Có một số tác giả tách riêng quá trình ốp với biệt dưỡng.
*Phương pháp dưỡng (keep): thường bao gồm cả ba công đoạn ở trên.
*Dưỡng thể (physical conditioning): các hoạt động nhằm nâng cao năng lực thể chất như ăn uống, tập bay, đi dạo, xổ...
*Dưỡng tâm (metal conditioning): các hoạt động nhằm nâng cao năng lực tâm lý như làm quen tiếng ồn trường đấu, làm quen màu sắc...
*Phòng gà (cockhouse): được bố trí tại trại và trường gà để các sư kê dưỡng gà trước khi đá. Đôi khi, phòng gà được bố trí máy lạnh để ổn định nhiệt độ và độ ẩm.
*Tủ dưỡng (resting stall/pen): tủ nhiều ngăn, có cửa đóng để dưỡng gà; phòng gà thường có sẵn dãy tủ dưỡng để sư kê nhốt gà.
*Tủ xếp (folding pen): loại tủ dưỡng có thể tháo lắp; một số trường gà không bố trí sẵn tủ dưỡng hoặc sư kê thích xài tủ dưỡng riêng thì đem theo loại này.
*Lồng xách (cockbox): để vận chuyển gà từ trại đến trường, lồng xách thường nhỏ gọn, vừa đủ đựng gà.
*Lồng kẽm/bới/đợi (wire/scratch/limbering pen): hay còn gọi là bội, là loại lồng tiện dụng được dùng vào nhiều mục đích khác nhau; chẳng hạn như giúp gà nghỉ ngơi sau khi xổ, đào bới luyện cơ chân, khởi động chờ tới lượt thi đấu…
*Lồng dưỡng (conditioning pen): có rất nhiều loại lồng dưỡng với kích thước khác nhau với mục đích kích thích gà vận động. Lồng dưỡng không nên che mái ngoại trừ một mảng nhỏ để gà tránh mưa. Bởi không có mái nên cần bố trí lồng ở nơi râm mát, thường dưới gốc cây. Gà trở nên kém vận động một khi đã quen với lồng nên trong trại người ta thường bố trí nhiều loại lồng dưỡng khác nhau để luân chuyển gà.
*Lồng tôi (hardening pen): là phiên bản nhỏ hơn của lồng dưỡng dành để “tôi” tức làm săn chắc gà tơ.
*Lồng bay (fly pen): tương tự như lồng dưỡng nhưng có mái che và ngăn giữa các lồng để thả gà mái. Chạc được gắn cao hơn so với lồng dưỡng và có thể nâng dần lên. Bố trí để gà trống nhìn thấy gà mái một khi nó nhảy lên chạc, như vậy sẽ kích thích gà nhảy lên xuống và luyện cánh. Nếu lồng bay cũng được dùng như là lồng ốp (pointing pen) thì nên hạ chạc gần ngày xuất trường và không thả gà mái nữa...
*Lồng ốp (pointing/keeping/sleeping/holding pen): là phiên bản nhỏ của lồng bay. Trong khi lồng dưỡng khuyến khích gà vận động thì lồng ốp lại khuyến khích gà nghỉ ngơi. Bởi vậy, lồng ốp được che kín hoàn toàn.
*Teepee: loại mái che để chiến kê (cột dây) trú mưa nắng; thường là hai tấm bê tông chụm lại, bên trên có gác thanh ngang để gà đậu.
*Cột dây (cording/string-walk): gà được cột chân bằng dây và thả tự do. Dây cột (tie cord) dài khoảng 2 mét thường đi kèm với teepee.
*Sàn xổ/tập (sparring area/training pit): nơi diễn ra mọi hoạt động luyện và xổ gà. Nên bố trí đèn phòng trường hợp gà được xổ vào chiều tối.
*Ván tập (training table): nơi luyện gà tập bay, bật, xoay tròn và những bài tập khác để phát triển lực và độ bền. Gà đá cựa sắt và dao ngắn vẫn phải phát triển các yếu tố này trong khi gà đá cựa dao dài tập trung phát triển tốc độ và lối chém.
*Đảo (rotation): luân chuyển gà từ lồng bay, sang dây cột, sang lồng dưỡng… vào các thời gian khác nhau trong ngày với mục đích tăng cường sự vận động, cải thiện cơ bắp.
*Bới (scratching): giúp cải thiện cơ bắp, giải phóng năng lượng và thư giãn trước và sau trận đấu.
*Xổ (sparring): nhằm phát triển cơ bắp, độ bền và cả lối đá. Nên xổ thường xuyên, nhiều đợt ngắn.
*Xổ tay (hand sparring): là xổ với gà giả hoặc gà thiệt được sư kê bồng trên tay với mục đích cải thiện lực đá và độ bền mà lại tránh được thương tích so với lối xổ bình thường. Nên để gà được huấn luyện đá tận lực vào gà mồi, ra chân tối đa sẽ giúp cơ bắp phát triển.
*Xổ kéo (salida/kahig & sampi): là kỹ thuật xổ có kiểm soát.
1) Cho gà hai bên mổ qua mổ lại lên cổ.
2) Thả gà xuống và nắm đuôi để kiểm tra và phát triển lực kéo của cơ đùi khi chân gà cào vào đất (kahig).
3) Để gà đá nhau nhưng kéo đuôi để kiềm chế lực đá (tránh bị thương) (sampi), qua đó có thể phát triển cơ cánh, biết được cách gà nạp hay né (đặc biệt là lối nạp bồi - saltik).
4) Thả gà ra sới và dùng gà nhử cho nó sung lên. Đây là cách để kiểm tra xem gà còn tập trung hay không. Nếu không thì lặp lại từ đầu.
*“Tới độ” (on point/peak): trạng thái mà gà đạt phong độ tối đa, còn gọi là “tới pin”. Toàn bộ quá trình biệt dưỡng và ốp đều có một mục đích là đưa gà đến trạng thái này, ở ngay thời điểm bước vào trận đấu.
*Phân gà (dropping): bao gồm 4 loại, phân cục (solid), phân nâu (cecal), phân lỏng hay nước tiểu (urate) và “nọc” hay phân sáp (moisture). Bởi gà không có đường tiểu riêng nên nước tiểu được thải chung với phân và được tính như là một thành phần của phân.
(Bên phải) 1-phân cục (phần chóp trắng là nước tiểu), 2- phân nâu và 3-phân sáp (cục nhỏ nhất là dấu hiệu chiến kê "tới độ")
(Bên trái) Phân cục: vón là dấu hiệu tốt nhưng quá khô, phân cục: cơ thể quá "ướt", phân nâu: như mù tạt nhưng vẫn vón, phân sáp: so sánh với đồng 25 xu.
*Dao Philippine (slasher/tari/long knife): cấu tạo và cách gắn.
Cách gắn cựa dao:
Cách gắn khác:
thay đổi nội dung bởi: vnreddevil, ngày 10-04-2012 lúc 06:32 AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét