Powered By Blogger

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Bệnh Newcastle nguy hiểm đến gia cầm

LTS: Bài nghiên cứu và đóng góp cho Hội Gà Nòi Việt Nam
do BaLoi biên sọan. lol
 

Nguyên nhân gây bệnh. 
Nhận thấy một số các bạn chơi gà nòi thường ngộ nhận và hiểu lầm những căn bệnh nguy hiểm có thể gây cho gà bị chết bất ngờ hay những căn bệnh khác không giải thích được và cho đó là gà bị trúng gió hay do "gió máy độc địa" gây ra. Sự thật không phải do gió máy gì cả mà là do căn bệnh rất nguy hiểm hàng đầu cho gia cầm có tên là "Newcastle". Căn bệnh Newcastle này ở Việt Nam phiên âm ra là (niu cát xơn) hay (niu cát xồ) là một căn bệnh phát xuất từ thành phố Newcastle bên nước Anh vào năm 1926 do vi trùng Paramyxovirus gây ra. Căn bệnh này sau đó được phát hiện ở Hoa Kỳ vào năm 1944. Cho đến hôm này thì căn bệnh Newcastle đã có ảnh hưởng và lây lan ra toàn cầu, vùng bị nặng nhất là Đông Nam Á (có Việt Nam trong này) và các nước vùng Trung Mỹ. Tỉ lệ tử vong cao từ 95 đến 100% cho gia cầm bị căn bệnh này. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa trị do đó phòng bệnh và ngừa bệnh vẫn là phương pháp chính. 

Ở Hoa Kỳ vào năm 1972 tại California, căn bệnh Newcastle này bộc phát và giết hại hàng triệu con gà và phát xuất từ những loại chim quý hiếm được nhập vào Hoa Kỳ mang vi trùng Paramyxovirus. Bộ Y tế Hoa Kỳ đã nhanh chóng cách ly và tiêu huỷ hằng triệu gia cầm trong khu vực này chặn đứng cơn dịch Newcastle thành công. Đến năm 1974 thì Hoa Kỳ cho ra luật cách ly (quarantine) rất gắt gao dành cho tất cả các gia cầm, chim chóc được nhập vào nước nên từ đó đến nay bệnh Newcaslte đã không thấy tái phát tại Hoa Kỳ. 

Việc truyền và lây lan bệnh. 
Gia cầm bị lây bệnh Newcastle qua các nước mũi, nước mắt, nước rãi và phân từ gà có bệnh. Do đó chuột bọ, gà vịt, chim chóc và ngay cả người nếu đến nơi gà có bệnh Newcastle và mang vi trùng này từ nơi có bệnh và lây lan cho những con gà khoẻ mạnh mà không biết. Nhất là những con gà bệnh được đem ra chợ bán hay đem ra trường gà và vi trùng bệnh được mang về nhà qua áo quần, giầy dép, giỏ xách gà và ngay cả xe gắn máy Honda, vv... 

Có một số loại chim như con két vùng Amazone và nhiều loại chim chóc, gà nước, cò nước có khuynh hướng mang vi trùng Newcastle trong người và tiềm ẩn đến 400 ngày mà không để lộ những triệu chứng về căn bệnh này ra bên ngoài. Ở Việt nam việc nuôi gà và chung với nuôi chim, cò nước, gà nước là chuyện bình thường nhưng đây chính là mầm mống và nguy cơ gây ra bệnh dịch Newcastle mà ít ai biết và để ý tới. 
Ngay cả việc chim lạ đến làm tổ trên cây trong vườn nhà hay dưới mái nhà thì phân chim và tổ chim cũng có thể là mầm gây ra bệnh. Ngoài ra vi trùng bệnh Newcastle còn có thể đi qua trứng và các lớp màng bên trong và ảnh hưởng đến phôi của gà con đang được ấp trong trứng. Do đó con gà đã bị bệnh Newcastle trước khi nở. 

Vi trùng bệnh Newcastle có thể sống vô hạn trong môi trường đông lạnh nhưng không chịu được sức nóng lên đến 56 độ trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Vi trùng có thể sống trong môi trường ẩm ướt ngoài thiên nhiên vài tuần lễ là chuyện bình thường và chỉ bị diệt nếu trong môi trường khô ráo và nắng có nhiều tia cực tím (ultraviolet ray). 

Triệu chứng khi phát bệnh. 
Gà khi phát bệnh Newcastle thường có những triệu chứng như sau: 
- Về đường hô hấp: gà bị hắt hơi (hắt xì), há miệng thở như bị suyễn, nước mũi, nước rãi chảy và ho. 
- Về đường tiêu hoá: gà đi ra phân xanh và lỏng như nước, nhiều khi có lẫn tia máu trong phân. 
- Về hệ thần kinh: mặt mày ngơ ngáo, co giật các cơ bắp thịt, xoã cánh, đầu và cổ vặn vẹo, đi đứng hay quay mòng mòng, tê liệt hai chân từng phần hay toàn thân. 
- Về hình dạng bên ngoài: hai mắt và vùng ở cổ gà, đầu gà bị sưng lên, gà thiếu nhanh nhẹn và biếng ăn. 

Và cuối cùng là dẫn đến việc gà lăn quay ra chết rất nhanh chóng. 

Cách điều trị 
Hiện nay Thế giới chưa có thuốc để điều trị căn bệnh Newcastle này mà chỉ có thuốc chủng ngừa (vaccine) cho gà còn khoẻ mạnh để gíup cho con gà tăng sức đề kháng trước khi nhiễm bệnh mà thôi. Một khi gà đã đổ bệnh thì thuốc chủng không có hiệu quả. Một vài loại thuốc chủng ngừa sau đây: Newcastle vaccine N-63, N-79, B1 hay Nobilis ND C2. 

Thế thì đành bó tay ? 

Như đã trình bày ở trên, căn bệnh Newcastle này cần được người nuôi gia cầm học hỏi và đem ra áp dụng những phương pháp phòng ngừa hơn là khi sự việc đã rồi, "mất bò" mới lo làm chuồng !!! 

- Gà mới mua hay mượn về để nhập chuồng trại nên cách ly ít nhất là 30 ngày hay 6 tuần (42 ngày là tốt nhất) để xem gà có phát bệnh Newcastle hay không. 

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại như rắc vôi (cho khô), để ánh nắng chiếu vào để diệt vi trùng Paramyxovirus. 

- Không để chim lạ bay vào ăn chung thức ăn của gà, hay làm tổ và phân chim rớt gần nơi chuồng gà. 

- Không nuôi chim cảnh gần chuồng gà. 

- Không giết thịt gà già hay gà bệnh và đem ra bán ở những nơi công cộng, chợ búa, nhất là những nơi có bán gia cầm còn sống. 

- Tránh đi thăm những trại gà khác vì biết đâu lại mang bệnh dịch về lây lan ra cho đàn gà nhà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét