Powered By Blogger

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Kim tự tháp biệt dưỡng


Kim tự tháp biệt dưỡng
RB Sugbo Gamefowl Technology - http://manapub.wordpress.com


Vài năm sau khi khái niệm “sẵn sàng” (laging handa) ra đời, RB Sugbo xây dựng hệ thống kim tự tháp biệt dưỡng. Ý tưởng đó là, tại một thời điểm nhất định, một số chiến kê nên được đặt trong trạng thái “sẵn sàng”. Từ nhóm chiến kê này, chúng ta có thể nhanh chóng chọn ra những con đá trường.


Gà không thể luôn giữ phong độ cao vào mọi thời điểm trong năm. Phải có những chu kỳ hoạt động từ mạnh mẽ, giảm dần cho đến nghỉ ngơi, cùng với vài ngày chuyển đổi giữa các trạng thái. Một huấn luyện viên và nhà dinh dưỡng thể thao nổi tiếng, Chris Carmichael, đã mô tả quá trình này như là chu kỳ hóa (periodization).


Ông chia một năm thành nhiều giai đoạn mà ông gọi là chu kỳ chính bao gồm cơ bản, sẵn sàng, tập trung và chuyển hóa. Thông qua những chu kỳ này, mức độ hoạt động thay đổi, khiến cân bằng dưỡng chất thay đổi theo. Tuy nhiên, ông khuyên nên thay đổi dần dần để cơ thể có thể thích nghi và những thay đổi lớn hay đột ngột sẽ bắt buộc cơ thể phải tái lập trạng thái cân bằng một cách nhanh chóng. Đó có thể là yếu tố gây căng thẳng trong khi cơ thể đang tìm cách xử lý hỗn hợp nhiên liệu mới.


Khái niệm, vốn được chứng minh là có hiệu quả trong các môn thể thao của con người, có thể áp dụng cho gà chọi, với một chút cải tiến. Trong biệt dưỡng gà chọi, cũng bao gồm các giai đoạn - nuôi dưỡng (maintenance), tiền biệt dưỡng (preconditioning) và biệt dưỡng (conditioning). Nhưng dựa trên khái niệm mà Carmichael đề xuất, các phương pháp mà chúng ta áp dụng cho gà chọi vẫn còn có thể cải thiện rất nhiều. 


Tại RB Sugbo Gamefowl Technology, chúng tôi vận dụng khái niệm của Carmichael dưới dạng “kim tự tháp biệt dưỡng” (conditioning pyramid). Nó được xây dựng để đưa gà ngày càng gần đến đỉnh cao phong độ và đạt đỉnh điểm vào ngày đá trường.


Tại gốc của kim tự tháp là phần luyện tập cơ bản. Ở giữa của kim tự tháp là giai đoạn sẵn sàng. Gần đỉnh là giai đoạn cao độ. Và sau cùng, là đỉnh điểm của giai đoạn ốp.






Phương pháp của RB Sugbo khác với những phương pháp bình thường mà nhiều sư kê đang áp dụng. Những phương pháp bình thường được chúng tôi gọi là lịch trình. Chẳng hạn, nhiều người đang áp dụng các phương pháp biệt dưỡng 14-ngày, 21-ngày hoặc 28-ngày. Những phương pháp biệt dưỡng này giống như lịch trình khi mà một tập hợp các hoạt động và hỗ trợ được định sẵn từ ngày 1 cho đến ngày đá trường. Qua kinh nghiệm và hàng loạt thử nghiệm thực tế, chúng tôi nhận thấy phương pháp này chỉ có vẻ hay trên giấy mà thôi. Trên thực tế, chúng tôi thường phải đối mặt với những khó khăn bởi sự thiếu mềm dẻo của nó. Mỗi cá thể đều phản ứng một cách khác biệt đối với mỗi hoạt động và hỗ trợ định sẵn. Một số tới độ sớm hơn so với dự định, trong khi số khác có thể không kịp tới độ vào thời điểm đá trường.


Khác biệt chính giữa phương pháp lịch trình bình thường với kim tự tháp biệt dưỡng của RB Sugbo đó là, trong khi phương pháp lịch trình dựa vào số ngày thì phương pháp của RB Sugbo lại dựa vào tình trạng thực tế của chiến kê sắp sửa đi đá trường. Kim tự tháp có nền tảng là giai đoạn cơ bản (foundation). Trong giai đoạn này, dinh dưỡng và phụ trợ được thiết kế để cải thiện và phát triển những đặc điểm thể chất của chiến kê bao gồm cân nặng, tỷ lệ cơ bắp-tốc độ, và trạng thái tâm lý chẳng hạn như mức độ tập trung vào trận đấu. Mục đích của giai đoạn này trong mối quan hệ với phát triển thể chất, là cải thiện độ bền và sự dẻo dai của chiến kê. Mỗi chiến kê đều phải trải qua giai đoạn này trước khi bước vào giai đoạn kế tiếp, giai đoạn sẵn sàng. Không có thời lượng cụ thể trong việc lưu giữ chiến kê ở giai đoạn cơ bản. Điều đó phụ thuộc vào việc khi nào thì chiến kê sẵn sàng cho giai đoạn kế tiếp. Như đã nói, chúng tôi không quy định số ngày cụ thể mà dựa vào tình trạng thực tế của chiến kê.


Trong giai đoạn sẵn sàng (battle-ready), việc luyện tập, dinh dưỡng và phụ trợ được vận hành cùng với việc cải thiện và phát triển tốc độ, sự lanh lẹ và khả năng chuyển hóa hoạt năng của cơ bắp. Chiến kê theo chế độ này được bố trí để sẵn sàng đem đá trong một thời gian ngắn. Chúng phải giống như các hướng đạo sinh, luôn sẵn sàng. Một lần nữa, không có số ngày cụ thể ở giai đoạn này, nhưng một chiến kê bình thường sẽ đạt trạng thái “sẵn sàng” trong vòng hai tuần. Chiến kê ở giai đoạn này có thể đem đá trường trong vòng một tuần. Thời gian một tuần này được gọi là giai đoạn cao độ.


Giai đoạn cao độ (peaking period) là tuần sau cùng trước trận đấu. Giai đoạn này bao gồm việc tuyển chọn chung khảo thông qua xổ và thời gian từ đó cho đến ngày đá trường. Mục đích của giai đoạn này là dần dần đưa chiến kê lên đến đỉnh cao phong độ, cả về thể chất lẫn tâm lý. Ở điểm kết thúc của giai đoạn này, chỉ những chiến kê thực sự sẵn sàng mới được cân nhắc cho gia nhập đội tuyển để tham gia đá giải derby.


Tại đỉnh của kim tự tháp là giai đoạn ốp (pointing period). Đây chính là ngày thi đấu. Ốp là công đoạn đưa chiến kê tới đỉnh điểm phong độ hay còn gọi là tới độ. Trong các giải gà tơ, không thể làm gì hơn ngoài việc tuyển chọn chiến kê thi đấu bởi chiến kê đã được đánh số và số được đăng ký cùng với trọng lượng trước đó một ngày. Tuy nhiên, trong các giải gà chiến, chỉ trọng lượng được đăng ký trước một ngày, vì vậy chúng ta vẫn có thể lựa chọn giữa những con có cùng trọng lượng để đem đá tùy thuộc vào trạng thái của chúng. Ngoài việc tập luyện, dinh dưỡng và chất bổ trong ngày thi đấu để đưa chiến kê tới độ vào thời điểm xuất trận. Trong trường hợp của chúng ta, nguyên tắc đó là tạo áp lực, tăng cường andrenaline và hoạt năng.


----------------------------------------------------------------------------------------------------






http://forum.ctu.edu.vn - www.khoahocthuysan.org - www.vncreatures.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét