Nếu bị đá trúng vào những chỗ này sẽ chết ngay hoặc bỏ chạy nếu lực đá mạnh:
Ở phần đầu: ngay chỏm đầu, vị trí mồng gà là điểm yếu nhất vì đó là xương mỏ ác. Nếu gà cựa dính đòn thì sẽ tử ngay tại trận. Còn nếu gà đòn đá trúng thì cũng lắc mặt vẩy mạnh do đau, kêu quác , mặt mũi tối tăm.
Ở phần cổ: cổ gà nhỏ, thịt săn chắc nhưng đó là nơi hứng phải đòn nhiều nhất. Cựa nếu đâm vào cổ trúng ngay hai khớp xương thì gà đó sẽ gãy cổ, mạnh thì ảnh hướng đến dây thần kinh, chết ngay tại trận. Nếu nhẹ thì chủ kê có thể vuốt kéo nhẹ để khớp xương có thể về lại vị trí cũ. Nếu đá trúng ngay phần trước (phần mềm) thì có thể gây tắc , đứt cuống họng. Và nếu chân đa dính cao lên tí nữa sẽ trúng ngay hầu, gà cựa đâm vào nơi này chẳng khác gì gà bị chọc tiết, gà đòn đá nhiều vào hầu sẽ gây sưng tấy, càng khuya hồ thì đối phương càng đau và sưng lớn, khó có thể cắn và xoay chuyển tình thế.
Ranh giới giữa cổ và đầu: nhiều người gọi là “cái eo”, dính đòn ở chỗ này thì chỉ có gãy cổ và tử ngay tại trận. Chính vì thế mà người ta chú trọng bóp và tẩm thuốc cho gà ở những điểm này, ép uống nước để cần nở to, tránh sự va chạm mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ gà tử trận.
Ở bầu diều: bầu diều là nơi gà hứng đòn nhiều, lại không thể tránh né . Chính vì thế mà trước ngày ra trận, người ta nhịn đói cho gà tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bầu diều, sau đó cho ăn lót dạ ít cơm nguội, chỉ cho gà uống nước cầm chừng chứ không dám cho uống nhiều vì sợ bầu diều căng dễ bị cựa đối phương đâm trúng. Trong trận đấu lại không nên cho gà ăn lúa vì sợ thủng bầu diều. Nhìn sư kê vào nước cho gà, cứ nghĩ họ chú tâm vào mặt và cổ gà chứ thực chất nơi họ quan tâm nhất vẫn là bầu diều. Nếu ai lỡ tay cho gà uống nhiều nước hay ăn quá no, hoặc có lúa trong bầu diều thì tỉ lệ thương tích và thua trận là rất cao. Con gà nào xâm phạm được vùng này thì kể như nắm được phần thắng trong tay.
Ở cánh gà: cánh có nhiệm vụ giữ thăng bằng để gà tung chân đá, nếu gà bị gãy cánh thì quả là bất lợi. gãy cổ, thủng bầu diều, dụp mí mắt… thì sư kê có thể chữa bằng cách vuốt nhẹ cổ hay khâu lại bầu diều, câu mí… chứ gãy cánh thì chịu. Gà đi buông lõng cánh, cảm giác đau đớn mội khi bị đối phượng chạm nhẹ vào, và tạo nhiều cơ hội cho đối phương tung đòn đá dĩa, đâm cựa hay gây tức ngực. Cánh buông xuôi gây vướng chân, làm cho gà khó khăn treong việc đi lại.
Ở hũ dầu (phao câu): có nhiều con gà nấp dưới cánh hay bụng của đối phương để nghỉ lấy sức bị mổ nhẹ ở phao câu, nó sẽ cảm thấy nhột và bỏ chạy. Bên cạnh đó đám lông trên lưng ở phía gần phao câu cũng là chỗ nhược, gây nhột cho gà.
Ở hậu môn: có nhiều con gà trong trận đấu lợi dụng lúc đối phương đang mệt, nó cắn ngay phàn đầu đối phương và kéo về phía sau, đôi chân nó từ từ bước về phía sau bộ long đuôi của đối phương và bất ngờ tung đòn đá mạnh vào phần sau của gà ( nhìn giống như kiều gà đạp mái ấy). Gà trúng đòn này chỉ có nước chui rúc hay nhảy ra khỏi ví (phần bao quanh hố để đá gà) để chạy.
Ngoài ra còn có nhiều chỗ khác nữa cũng nguy hiểm không kém như mang tai, phần giao nhau giữa cổ và thân gà, trên lưng gà ( đá trúng phổi làm cho gà mau mệt và dễ thua)..
Nguồn blog cauam_mietvuon- hang cua: là phần lõm vào ngay phần ngực gà với lưng, cựa mà lọt vô đây thì...bưng gà ra^^
- nách non: phần nách phía trong cánh gà, thường bị khi gà bị dính đòn đá dĩa, cựa đá vô đây gà sẽ chép miệng hoặc sặc...chết liền do bị lọt tim.
- mu lưng: trúng cựa vô mu lưng, nhẹ thì sặc chạy, nặng thì ...nằm 1 đống do đâm trúng phổi.
- bàn tỳ: là phần phía tên đùi & gần gần phao câu, gà bị trúng bàn tỳ thì kg chết nhưng sẽ kg đá nổi nữa & đi cà thọt suốt đời.(té bàn tỳ)
- lọt bọng: là phần dưới thân gà gần phao câu, khi ta vô tay con gà thì phần đầu ngón tay chạm vào đó là bọng gà. Con nào bị lọt cựa vô đây thì đảm bảo...đua liền do trúng 2 hòn bi của gà hoặc cựa đâm từ trên xuống nhưng cũng gần phao câu.^^
blog là nơi hội tụ những niềm đam mê , chia sẽ những kinh nghiệm về gà đá .blog dc sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012
Một số điểm nhược, điểm tử ở gà.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét