Cách mà tôi lai tạo và duy trì dòng Sweater (Ray Boles)
Một con gà trống dòng Ray Boles Sweater (hình sưu tầm trên mạng)Cách mà tôi lai tạo và duy trì dòng SweaterNguyên văn bởi Doc Bien
Ray Boles - http://www.dannysgamefowlfarm.com/fo...php?f=19&t=253
Sau nhiều năm trời lai tạo dòng gà Sweater, tôi cũng thu được những đặc điểm mà mình mong muốn. Hầu hết những con Sweater mà tôi có đều không thuần nên không thể lai dòng. Bạn không thể lai dòng với rất nhiều gien pha tạp trong đó. Đời đầu tiên, tôi chọn một cặp trống mái cùng bầy tốt nhất và cho lai với nhau. Tôi làm vậy trong 4 thế hệ. Mỗi thế hệ tôi đều chọn những con hoàn hảo về mọi phương diện. Tại sao? Gien bên trong sẽ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và thường kéo dài đến 4 thế hệ, đôi khi lâu hơn nhưng hầu hết là 4 thế hệ. Vì vậy tôi lai tạo 4 thế hệ, mỗi lần đều loại bỏ hết những gì mà mình không thích và chỉ lai tạo những con có đặc điểm mà tôi mong muốn. Đấy là cách mà tôi “khóa” (lock) gien. Sau khi gien đã được “khóa”, toàn bộ bầy gà đều như nhau. Nếu bạn lai gà mái với trống con, tất cả đều như nhau, nếu bạn lai gà trống với mái con, tất cả cũng đều như nhau. Vì vậy, nếu bạn lai dòng từ điểm này, tất cả sẽ đều như nhau. Tất cả gà đều có hình dạng và lối đá như nhau. Mỗi năm bạn đều tuyển chọn những con tốt nhất để làm giống. Lúc này bạn sẽ có rất nhiều chuồng gà giống và nhiều cá thể để lựa chọn. Nếu bạn không khóa được gien thì điều gì sẽ xảy ra? Khi bạn lai gà mái với trống con bạn sẽ thu được ¾ máu của chính nó, khi bạn lai gà trống với mái con bạn sẽ thu được ¾ máu của chính nó. Và bạn vẫn có hai dòng gà khác nhau. Điều mà tôi muốn nói là chúng sẽ không đá giống nhau, mỗi bầy mỗi khác.
Lý do mà tôi phải “khóa” gien nằm ở kiến thức về di truyền. Nói một cách đơn giản, gà mái chuyển giao gien ti thể (mitochondrial) cho gà trống con mà nó sẽ không chuyển giao cho thế hệ sau. Gà mái cũng không chuyển giao gien liên kết giới tính (sex link) cho gà mái con. Gien ti thể là nơi xảy ra hầu hết mọi đột biến, như bệnh tật và thoái hóa, vì vậy điều quan trọng là bạn cần phải biết nó từ đâu tới nếu bạn gặp vấn đề trong lãnh vực này. Lai giữa một cặp trống mái cùng bầy sẽ tạo ra gà mái con với gien liên kết giới tính mà nó không được thừa hưởng từ gà mẹ. Từ giờ, bạn sẽ thu được nguồn gien của con gà trống bổn (host fowl). Tôi lai theo cách này nên không phải lo lắng bầy gà có hình dạng hay lối đá như thế nào. Một khi bạn ghép máu mới vào dòng gà thì bộ gien sẽ không còn ổn định nữa. Không thể có chuyện lại ngược (breed back) để phục hồi dòng thuần. Bạn chỉ có thể lai ngược về “kiểu hình” và điều này thường làm được. Nếu bạn lấy gà từ các nguồn khác nhau để lai với nhau thì ban đầu bạn sẽ thu được khoảng 6 kiểu lai. Nếu chúng đều đá hay thì tốt nhưng làm sao để duy trì tiếp từ năm này sang năm khác. Năm tới, khi bạn lai cặp đó thì lại thu được những con gà khác hoàn toàn. Bởi gì bộ gien không được “khóa” nên chúng thể hiện những đặc điểm thừa hưởng từ tổ tiên của mình.
Đây là cách mà tôi cải thiện dòng gà của mình. Hiện tại, tôi có khoảng 50 gà cả trống lẫn mái. Bạn sẽ có nhiều lợi thế nếu số lượng cá thể đủ nhiều để duy trì dòng gà. Bằng việc quan sát thật kỹ lưỡng gà tơ, cùng với thời gian bạn có thể phát hiện được đâu là những con thông minh hơn, mạnh hơn, ổn định hơn và… Chúng là những con mà bạn chọn để làm giống. Với bộ gien không quá phức tạp, bạn sẽ thấy những đặc điểm ưu tú được di truyền cho những thế hệ về sau. Về sau, bạn sẽ rất khó lựa chọn bởi vì tất cả bầy gà đều trông như nhau. Chúng là những con gà đá tuyệt vời. Nếu bạn không cố tạo dòng thuần thì nuôi gà làm gì. Hầu hết các dòng gà bị hỏng đều do lai xa hoặc sai sót ở khâu lựa chọn gà giống. TUYỂN CHỌN THÔNG MINH là khẩu hiệu của cuộc chơi. Tôi không hề quá lời khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc có thật nhiều cá thể để mà tuyển chọn.
Một số người cho rằng lai cận huyết sẽ làm bộ gien nhỏ lại. Tôi thà có bộ gien nhỏ mà chất lượng còn hơn bộ gien lớn mà lai tạp tùm lum. Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong kết quả lai tạo của bạn. Trên thực tế, mức độ ảnh hưởng lên đến 50%. Bạn có thể gửi gà đến chỗ người bạn ở xa rồi sau bắt gà về để ghép vào gà nhà. Địa điểm khác đôi khi có thể cải thiện gà của bạn, hoặc cũng có thể làm gà tệ đi. Đây là cách mà tôi lai tạo gà và nó có kết quả đối với tôi. Nghe có vẻ gây tranh cãi nhưng tin hay không là tùy ở bạn. Tôi đã duy trì dòng gà Sweater theo cách này trong vòng 10 năm nay mà không gặp vấn đề gì hay cũng không cần phải pha máu gà bên ngoài. Sau vài năm bạn sẽ có đủ con giống và bạn có thể lai tạo trong nhiều năm trời mà không phải sử dụng mãi một con. Gà không lai với nhau qua vài thế hệ được coi như là máu mới. Tôi dám chắc bầy gà hiện nay của mình tốt hơn con đầu tiên. Tôi tin tưởng đây là cách tốt nhất để thiết lập và duy trì dòng gà đá cho nhiều thế hệ về sau. Tôi hy vọng bài viết này mang lại nhiều điều thú vị cho các bạn. Mong các bạn đạt nhiều may mắn trong quá trình lai tạo của mình.
Hình giản lược phép "khoá gien" (F1 & F2) và giữ dòng (F3) của Ray Boles
---------------------------------------------------------------------------
Tóm tắt thảo luận của Ray Boles với thành viên trên các diễn đàn gà đá:
*Dòng gà Sweater vốn đã đá tốt nhưng Ray Boles thấy nó chưa ổn định (về lối đá). Theo quan điểm của ông thì rất nhiều dòng gà cũ không hề ổn định (hay thuần) như người ta thường tuyên bố. Ông không nêu đích danh "dòng" nào nhưng những dòng nổi tiếng đều "cũ" từ mấy chục đến cả trăm năm.
*Những cá thể Sweater ban đầu được ông lấy từ 3 nguồn khác nhau và lai cho đến khi chúng đạt được đặc điểm mà ông mong muốn. Ông chỉ hoàn thiện và duy trì một dòng gà có sẵn. Nếu như bạn muốn ghép hai dòng gà hoàn toàn khác nhau để tạo ra dòng gà mới kết hợp ưu điểm của cả hai thì đó lại là một vấn đề khác.
*Đặc điểm mà ông tuyển chọn đó là mỗi khi gà ra chân đều phải đâm trúng đối phương.
*Ray Boles cho lai cận huyết sâu đến 4 đời để loại những đặc điểm lại tổ (throw back) không đạt. Quá trình này ông gọi là “khóa” gien. Từ thế hệ thứ 5 khi dòng gà đã thuần thì ông áp dụng phương pháp lai dòng để “giữ” dòng. Lai dòng thực ra cũng là một hình thức lai cận huyết nhưng có bài bản để duy trì bộ bộ gien mà không bị suy (tham khảo ở đây).
*Lai cận huyết (giữa anh em cùng bầy) là một vấn đề gây tranh cãi. Lai cận huyết sẽ phóng đại những đặc điểm tốt cũng như xấu. Trong khi không hề có chỉ dẫn cụ thể cách chọn con giống tốt nhất (bởi quan điểm mỗi người mỗi khác) nên “sai một li là đi một dặm”. Vì lẽ đó, đây là phương pháp dành cho các nhà lai tạo hiểu biết và tận tâm.
*Gà con nhận gien ti thể từ gà mẹ. Gien ti thể chịu trách nhiệm về những đột biến như bệnh, tật, thoái hóa… Nếu bầy gà có vấn đề, chúng ta sẽ biết đó là do gà mái.
*Kỹ năng chiến đấu được quy định bởi sự kết hợp giữa nhiều gien (chứ không riêng gien liên kết giới tính). Môi trường tác động đến gà dưới khía cạnh tận dụng và phát huy tiềm năng của gien (chứ không thể thay đổi gien, chỉ đột biến mới làm thay đổi gien nhưng rất hiếm). Vì vậy, nếu nuôi gà trong môi trường hơi khắc nghiệt thì những gien xấu sẽ "lộ" ra ngay và bị loại bỏ.
*Sau cùng, Ray Boles cho rằng không nên lai xa như cách người ta vẫn pha giữa các dòng để lấy gà lai đi đá. Gà “cận huyết” của ông đá cũng chả thua sút gì gà lai mà chất lượng lại ổn định. Theo ông thì chất lượng gà lai là hên xui và nếu bạn đổ cả chục bầy mới được một bầy đá tốt thì hiệu suất sẽ kém.
http://forum.ctu.edu.vn - www.khoahocthuysan.org - www.vncreatures.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét