Powered By Blogger

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Làm sao để gà đẻ nhiều hơn!


Làm sao để gà đẻ nhiều hơn!
Don Schrider - www.backyardpoultrymag.com

Quá trình đẻ trứng là một phần của chu trình sinh sản tự nhiên ở gà. Gà được tuyển chọn để kéo dài chu trình sinh sản này đến độ mà những con tốt nhất có thể đẻ đến trên 300 trứng mỗi năm! Vậy điều gì đang xảy ra khiến gà ngày nay có thể đẻ nhiều đến như vậy và làm thế nào để chúng ta có thể quản lý chúng nhằm đạt được kết quả tốt nhất?

Hormon
Bạn có biết về quá trình sinh sản ở sinh vật? Nếu có thì bạn sẽ hiểu rằng cơ thể sắp sinh nở sẽ tràn ngập hormon. Chúng sẽ gửi tín hiệu điều khiển khiến mô mềm dãn ra và trở nên đàn hồi hơn trước quá trình sinh sản. Chúng ta nên coi gà mái như là một động vật sinh sản hầu như mỗi ngày trong năm.

Khi hormon được sản sinh nhiều ở gà mái, việc đẻ trứng sẽ đạt đến cực điểm. Một số dấu hiệu về mức độ hormon là các mô mềm ở gà mái. Da của nó trở nên mượt và đàn hồi. Mồng nở ra và ở các giống gà mồng lá, có xu hướng căng phồng. Huyệt sẽ nở to một cách đáng kể nhằm giúp trứng đi qua một cách dễ dàng. Và vòi trứng cũng nở ra, khiến chóp xương lườn (keel) dịch ra xa khỏi hai xương ghim (pelvic). Do đó phần hậu (abbdoment) của gà mái sẽ to và ấn vào thấy mềm.

Ở gà mái, tuyến yên (pituitary gland) là nơi sản xuất hormon. Tuyến này được kích thích bởi ánh sáng mặt trời – gà càng phơi nắng nhiều thì càng sản xuất nhiều hormon, khiến gà càng mau đẻ trứng. Để đẻ ở mức tối đa, một con gà mái cần chiếu sáng gần 14 giờ mỗi ngày. Trong những tháng mùa đông, chúng ta cần kéo dài thời lượng chiếu sáng trong chuồng gà bằng bộ định thời (timer). Cần khoảng 3 tuần để việc chiếu sáng phát huy hiệu quả qua số lượng trứng gia tăng.


Khi gà mái đang đẻ, những mô mềm của cơ quan sinh sản gia tăng kích thước khiến khoảng cách giữa xương lườn và xương ghim dãn ra – trong trường hợp này, vượt quá bốn ngón tay. Lưu ý rằng huyệt trở nên rộng, mềm và nhạt màu.


Ở con gà mái này, khi sử dụng các ngón tay để đo, khoảng cách giữa xương lườn và xương ghim chỉ bằng hai ngón tay. Phần hậu cũng chắc, không mềm và đàn hồi. Nó không trong thời kỳ đẻ trứng.

Điều kiện thể chất
Bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ xưa “vật mập mạnh nhờ chủ”? Ở gia súc, người ta có thể dễ dàng phát hiện điều kiện thể chất bằng cảm quan về vùng dọc xương sống. Bởi vì mỡ tích ở hai bên xương sống, khi gia súc gầy thì xương sống nhô hẳn ra. Tương tự, khi gia súc mập thì chúng ta chỉ nhìn thấy một vùng mô ngay tại vị trí xương sống - bởi lớp mỡ giờ đã cao hơn xương sống.

Nghiên cứu cho thấy rằng điều kiện sinh sản lý tưởng của vật nuôi là không gầy cũng như không mập. Chúng phải ở điều kiện thể chất tốt tức hơi đẫy đà một chút. Đơn giản là con vật gầy ốm không dự trữ đủ năng lượng. Cơ thể cần dự trữ một lượng cần thiết từ thức ăn. Vật nuôi mập béo trữ thật nhiều năng lượng để sử dụng trong tương lai. Nhưng vật nuôi hơi đẫy đà có khả năng chuyển hóa phần lớn năng lượng mà nó tiêu thụ vào quá trình sinh sản – đó là điều kiện sinh sản lý tưởng.

Gà mái ở điều kiện đẻ tốt không được mập hay quá gầy; những gì chúng ta cần là tình trạng hơi mảnh mai. Đối với gia súc, vùng da trên xương sống mềm và đầy đặn. Nhưng làm thế nào để xác định tình trạng của gia cầm? Bởi vì gia cầm mập theo cách khác so với gia súc, chúng ta phải nhìn vào chỗ khác thay vì xương sống. Ở gia cầm, chúng ta cần phải kiểm tra vùng xương ghim, nơi thể hiện điều kiện thể chất.


Xương ghim nằm ngay bên dưới huyệt. Con gà mái này có huyệt rộng, nhạt màu với các xương ghim tách rời - dấu hiệu cho thấy nó ở tình trạng sinh sản tốt.


Đây là một ví dụ tuyệt vời về gà mái mập. Lưu ý huyệt nó nhỏ và rất vàng, nó tích trữ chất dinh dưỡng mà không hề sử dụng. Giữa ngón cái và ngón trỏ là khối mỡ ở một bên lườn – vâng, dày đến hơn cả tấc!


So sánh với cùng con gà mái ở trên sau 5 tuần điều chỉnh khẩu phần ăn bằng cách bỏ bớt bắp, thêm yến mạch, và thêm một chút dấm táo vào nước uống. Lưu ý rằng lớp mỡ giờ chỉ còn gần tấc, da nhạt đi và huyệt to lên – nó bắt đầu đẻ trứng.

Đánh giá thể chất
Dò tìm xương ghim bằng cách rà soát vùng bụng ngay bên dưới huyệt của gà mái. Chúng giống như hai khối u song song. Nếu bạn nắn nhẹ vào xương ghim, bạn có thể cảm nhận được độ dày của nó. Bạn nên nắn hai bên, không nên nắn bên trên và bên dưới.

Những gì bạn cảm nhận là da, sụn, mỡ và xương. Gà mái quá mập sẽ có một lớp mỡ dày bao quanh vùng này mà nó có thể dày cả tấc hoặc thậm chí hơn! Gà mái rất gày sẽ có xương ghim dày cỡ 1.5 li hay ít hơn. Gà mái ở điều kiện lý tưởng sẽ có xương ghim dày từ 3 đến 6 li.

Bởi vì chúng ta muốn gia cầm ở điều kiện tốt nhất để sinh sản mà điều này không thể hiện ra bên ngoài, chẳng hạn như qua màu lông, mỗi người nuôi gia cầm cần kiểm tra gà mái của mình một cách thường xuyên. Kiểm tra điều kiện thể chất của chúng bằng cách nắn xương ghim. Bạn cũng có thể đùa vui với bạn bè bằng cách bắt một con gà mái mập và một con gà mái gầy rồi thách họ đoán xem con nào mập hơn!

Khẩu phần
Các nhà sản xuất thức ăn bán cho chúng ta cái mà họ cho là tỷ lệ hoàn hảo. Những loại thức ăn này bao gồm mọi thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mục đích nuôi dưỡng - chẳng hạn, loại thức ăn dành cho gà đẻ với công thức khiến gà đẻ trứng tối đa. Nhưng chúng ta thường quên mất 2 điều quan trọng: Thứ nhất, đây là nước Mỹ và ý tưởng kinh doanh của chúng ta là cung cấp đúng những gì cần thiết và không tiêu tốn vào những thứ khác. Thứ hai, người nuôi gà thường thả rông – gà của chúng ta không bị nhốt chặt trong chuồng và phụ thuộc vào một nguồn thức ăn duy nhất.

Nếu được tạo cơ hội, một con gà mái sẽ tự cân đối khẩu phần ăn. Tương tự như mức độ thèm ăn của phụ nữ khi mang bầu, nhu cầu sinh học tự động thôi thúc gà mái tiêu thụ chất dinh dưỡng mà nó cần vốn có sẵn trong một số thức ăn, gà mái có quá nhiều chất này sẽ có xu hướng tiêu thụ những chất khác. Chẳng hạn, gà mái đã ăn một lượng lớn côn trùng, tích lũy nhiều protein và amino a-xít, sẽ có xu hướng ăn nhiều rau cỏ.

Nhiều người cho gà ăn một số loại hạt, đặc biệt vào mùa đông. Chúng ta cần luôn ghi nhớ những loại hạt này và ảnh hưởng của chúng lên đàn gà. Bắp (corn) là loại hạt vỗ béo. Nó cung cấp rất nhiều beta carotene cho lòng đỏ (cũng như mỏ và chân ở những giống gà chân vàng). Cho ăn quá nhiều bắp thì gà sẽ mập ú! Yến mạch (oat) cung cấp can-xi và rất tốt cho sự phát triển cơ bắp cũng như đẻ trứng. Nếu cho ăn quá nhiều yến mạch, lòng đỏ sẽ nhạt màu. Lúa mì (wheat) là loạt hạt rất tốt nữa dành cho gia cầm. Lúa mì tạo ra nhiệt lượng và dầu tráng lông giúp gà chống chọi với thời tiết. Quá nhiều lúa mì sẽ làm gà mái mập mặc dù hiếm khi gà mái ăn quá nhiều lúa mì. Lúa mạch (rye) cung cấp nhiều vitamin nhưng quá nhiều lúa mạch sẽ khiến phân lỏng và đen. Hạt hướng dương và đậu phộng cũng tốt cho gia cầm. Nhưng cả hai đều giàu protein lẫn chất béo. Vì vậy tốt nhất nên cho ăn (thường là hạt xay) một cách có chọn lọc để không khiến gà quá mập.

Gà mái thả rông vẫn cần cung cấp thức ăn với thành phần dinh dưỡng cơ bản, nhưng chúng sẽ tự cân đối ở mức độ cần thiết. Cho ăn một số loại hạt cũng tốt chừng nào mà chúng ta lưu ý đến ảnh hưởng của chúng. Cung cấp những thứ đơn giản như vỏ sò, sạn và chất khoáng sẽ hỗ trợ tốt để gà mái tự cân đối khẩu phần ăn.

Nước
Thành phần của trứng chứa rất nhiều nước. Nói một cách đơn giản, gà cần uống đủ nước để tạo trứng và bù vào lượng hao hụt của cơ thể trong ngày (nên nhớ rằng, da của chúng ta bị khô vào mùa đông và gà mái cũng vậy).

Nếu nước uống thường xuyên bị đóng băng thì chúng ta khó mà thấy trái trứng nào. Quan tâm thường xuyên đến nước và sưởi để nước không đóng băng sẽ giúp nhiều cho việc tạo trứng.

Bình đựng và nước phải được giữ sạch. Điều này sẽ làm nước tươi mát, dễ uống và gà mái sẽ uống nhiều hơn. Một cách để giữ khay nước sạch đó là thêm vào chút dấm táo theo tỷ lệ 1 muỗng canh/4 lít nước. Điều này sẽ làm giảm pH và ngăn ngừa tảo và vi khuẩn. Nếu bạn dùng nước lên men (có vụn) thì gà vẫn uống như thường.

Quan sát mồng và tích của gà mái vì đó là dấu hiệu cho thấy gà đang trong thời kỳ đẻ trứng. Gà mái ở bên trái có ít hormon. Mồng nhỏ và tích chỉ bắt đầu mềm và dài. Gà mái ở bên phải đang ở đỉnh điểm của thời kỳ sinh sản. Lượng hormon khiến mồng nở to và phồng căng, tích cũng dài ra. Khi chạm vào mồng và tích sẽ thấy mềm và đàn hồi.

 
So sánh với cùng con gà mái ở trên sau 5 tuần điều chỉnh khẩu phần ăn bằng cách bỏ bớt bắp, thêm yến mạch, và thêm một chút dấm táo vào nước uống. Lưu ý rằng lớp mỡ giờ chỉ còn gần tấc, da nhạt đi và huyệt to lên – nó bắt đầu đẻ trứng.



Ép gà mái mập ăn kiêng
Nếu chúng ta kiểm tra gà mái và thấy chúng quá mập, thì chúng ta cần điều chỉnh cách nuôi dưỡng để gà mái đạt điều kiện đẻ trứng. Trước tiên, điều chỉnh khẩu phần ăn – ngưng bỏ thức ăn kích thích đào bới (scratch feed) để khuyến khích chúng ăn những món cơ bản. Bỏ yến mạch vào máng ăn để khuyến khích đào bới (vận động), giúp chúng khỏi buồn chán và kích thích đẻ trứng. Và đảm bảo gà có đủ nước uống mới, sạch, không bị đóng băng vào mỗi ngày.

Kế tiếp, chúng ta cần gia tăng lượng vận động. Chúng ta tăng thời lượng chiếu sáng bằng bộ định thời (nhờ vậy gà sẽ ngủ ngon vào ban đêm). Điều này khuyến khích chúng thức dậy sớm và chịu khó vận động. Chúng ta cho ăn yến mạch trễ (như lưu ý ở trên) giúp chúng đào bới, không nằm ườn. Sau cùng, chúng ta khuyến khích gà đi lại nhiều hơn. Chúng ta có thể đặt thức ăn và nước uống xa hơn vào mỗi buổi sáng và gà sẽ tự động đi xa theo.

Thêm nữa, chúng ta cần bổ sung một số thức ăn phụ. Bỏ giấm táo (apple cider) vào nước uống giúp gà mái mảnh mai. Rau cỏ luôn có sẵn, vừa cung cấp một số chất dinh dưỡng vừa giúp gà mái mau no.

Bằng việc kiểm tra gà mái chúng ta sẽ biết được điều chúng cần và chúng ta phải làm gì để tạo ra nhiều trứng. Vậy hãy bắt gà mái lên và dò xem chúng có quá mập hay không. Nhưng hay khoan vội kết tội gà mái mập bởi chúng ta mới chính là “tác nhân” khiến chúng mập!
thay đổi nội dung bởi: vnreddevil, ngày 15-08-2011 lúc 09:11 PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét