Bệnh gây ra do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Bệnh không làm chết nhanh và nhiều, nhưng làm cho gà chậm lớn, giảm đẻ, trứng gà bệnh không ấp nở được, gây chết phôi. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và qua đường sinh dục. Khi gà khỏi bệnh chúng mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính.
Gà 2 - 4 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất, gà nuôi công nghiệp hoặc mật độ nuôi cao dễ mắc bệnh hơn gà nuôi gia đình, mật độ nuôi thấp.
Triệu chứng:
Bệnh thường phát ra vào mùa đông, gà trống thường bị nhiễm nhẹ, tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100%, nhưng tử số rất thấp. Bệnh thường nặng hơn khi nhiễm thêm các bệnh khác như Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm và E.coli. Gà bệnh niêm mạc mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc dần, đóng dày khóe mắt, tích tụ fibrin ngày càng nhiều tạo thành những khối to bằng hạt đậu trong mắt có thể làm cho gà bị mù.
- Viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đó đặc có màu trắng sữa bám đầìy khóe mũi làm gà nghẹt thở.
- Vách các xoang nhất là xoang dưới mắt sưng làm cho mặt gà bị biến dạng. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh.
- Niêm mạc họng, hầu các túi khí bị viêm làm cho con vật càng khó thở, mào và yếm tím bầm kiệt sức rồi chết.
Ngoài ra một số trường hợp gà bị viêm khớp, viêm bao màng hoạt dịch. Ngoài ra cũng có một số trường hợp gà có triệu chứng thần kinh. Trứng bị nhiểm khuẩn thì phôi bị chết trước khi nở ra, thường khoảng 10 - 30%.
Bệnh tích
Nếu gia cầm chết ở giai đoạn đầu thì những biến đổi bệnh tích không đặc trưng lắm. Bệnh tích bao gồm các dịch xuất tiết ra từ các xoang khí quản và túi khí.
Thành các xoang dưới mắt phù, chứa nhiều dịch nhớt màu vàng xám. Viêm cata niêm mạc đường hô hấp: Xoang mũi, khí quản tích đầy chất nhầy như keo dính chặt vào bề mặt niêm mạc. Phổi phù thủng, bề mặt phủ fibrin có những vùng viêm hoại tử. Các túi khí dầy đục, bên trong chứa dịch màu sữa, nếu bệnh kéo dài chất này sẽ khô lại và có màu vàng, bở. Viêm gan, phúc mạc, lách hơi sưng. Vi khuẩn có thể xâm nhập phần trên cơ quan sinh dục gà gây viêm vòi trứng, làm giảm đẻ, vi khuẩn nhiễm thẳng vào trứng, gà ấp nở èo uột.
Phòng bệnh
Có thể sử dụng vaccine chết MG để phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nhưng để thực hiện qui trình phòng bệnh bằng vaccine thì trại ấp phải nhận trứng từ những trại gà được kiểm tra là không bị nhiễm bệnh. Trong thực tế một số gà đẻ nhiễm MG vẫn giữ lại làm giống vì MG không ảnh hưởng quan trọng trên năng suất trứng, nhưng tỉ lệ nhiễm bệnh trên gà con từ những gà bố mẹ có thể đến 30% và là nguồn lây lan cho các gà con khác nở cùng lúc. Do đó việc phòng bằng vaccine tỏ ra không hiệu quả về mặt kinh tế mà nên dùng kháng sinh đặc trị cho gà trong vòng 10 ngày khi nở.
Điều trị:
Có thể dùng các kháng sinh dạng bột pha vào thức ăn hay nước uống liên tục 3-5 ngày:
Anti-CCRD Plus: Pha 2g thuốc với 1 lít nước cho gà uống.
ETS : 1g dùng cho 2 kg thể trọng/ngày.
Tylenro 5+5 : 1g dùng cho 3 kg thể trọng/ngày.
Vimenro : Gói 10g dùng cho 15-20 kg thể trọng.
Hoặc các kháng sinh dạng tiêm để điều trị cho đàn gia cầm bệnh nặng:
Tylenro 5+5 : 1ml dùng cho 5kg thể trọng/ngày.
Dilog : 1ml/ 5kg thể trọng/ ngày
Các kháng sinh trên tiêm liên tục trong 3 - 5 ngày.
Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm việc bổ sung các chất điện giải và vitamin cũng rất cần thiết, có thể dùng :
Vimevit C 120 : 1g pha cho 2lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Aminovit : Gói 100g pha cho 500 lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày.
Vitaral : 1ml pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Nguồn từ www.vemedim.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét