Powered By Blogger

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Kỹ Thuật Nuôi Úm Gà Con


Kỹ Thuật Nuôi Úm Gà Con

Úm  yêu cầu rất cẩn thận, tỷ mỉ, đây là giai đoạn rất quan trọng. Mục tiêu là tạo cho đàn  có một sự khởi đầu tốt nhất, đàn  khoẻ mạnh sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển sau này.
1. Chuẩn bị
* Phòng úm:
Một tuần trước khi nhận , chuồng trại phải được sát trùng kỹ lưỡng, có đủ bạt che kín xung quanh. Trước khi vào  02-03 ny, nền chuồng được độn trấu hoặc dăm bào dày 08-10 cm và sát trùng foocmol 02%.
Nếu nhận  con vào mùa hè, nhiệt độ bên ngoài trên 30 độC thì không cần làm thêm phòng úm bên trong chuồng mà chỉ cần che kín bạt xung quanh là được. Nếu nhận  convào mùa đông, nhiệt độ bên ngoài thấp thì bên trong chuồng cần làm thêm phòng úm để giữ nhiệt tốt cho . Phòng úm được quây kín bằng bạt và có trần bên trên, bạt có thể mở dễ dàng để điều chỉnh độ thông thoáng trong phòng úm.
* Quây úm 
Quây : có thể dùng các tấm cót ép, cót cật, tôn… cao 0,5 m quây vòng tròn, đường kính 2,8-3,0 m.
Một quây  nuôi được 400 con vào mùa hè và 500 con vào mùa đông. Quây  được làm trong phòng úm vµ không nên làm ở gần cửa ra vào vì dễ bị gió lùa.
Mùa hè, ny tuổi thứ 05 thì nới rộng quây và đến ny thứ 10 thì có thể tháo bỏ quây. Mùa đông ny tuổi thứ 07 thì nới rộng quây và cuối tuần thứ 02 thì có thể tháo bỏ quây.
* Bố trí quây úm
Khay, mẹt cho  ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây, đảm bảo cho ăn uống được thuận tiện.
Chụp sưởi có thể là bóng điện, bóng hồng ngoại, chụp sưởi gas… chụp sưởi thường treo ở giữa quây , treo cao 40-50 cm so với mặt nền.
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng
* Nhiệt độ
Khi úm  con điều quan tâm số 1 là nhiệt độ, bảo đảm cho  con luôn đủ ấm. Vì vậy trước khi nhận  con về nuôi cần sưởi ấm phòng úm 3 - 6 giờ tuỳ thuéc vào nhiệt độ bên ngoài.
Nhiệt độ thích hợp khi úm  như sau:
Tuần tuổi
Nhiệt độ thích hợp
Tuần tuổi thứ nhất
 31 - 33 độ C
Tuần tuổi thứ hai
 29 - 31  độ C
Tuần tuổi thứ ba
26 - 29 độ C
Tuần tuổi thứ tư
22 - 26 độ C

Chú ý: thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong quây , quan sát biểu hiện của đàn  để điều chỉnh nguồn nhiệt cho phù hợp: nếu thiếu nhiệt đàn  sẽ nằm dồn lại bên dưới chụp sưởi, ít đi lại, ăn uống kém, kêu nhiều… Nếu thừa nhiệt thì đàn  nằm tản ra xa chụp sưởi, sát vòng quây, cạnh máng uống, há mỏ để thở,  uống nhiều, ăn ít… Nếu tụm lại ở 1 phía trong quây là bị gió lùa cần che chắn hướng gió. Khi thấy  tản đều, đi lại trong quây và ăn uống bình thường là nhiệt độ phù hợp.
* Ánh sáng:
Khi úm  có thể sử dụng bóng điện vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm cho . Nếu sử dụng nguồn sưởi bằng bóng hồng ngoại, chụp gas thì cần bổ sung thêm bóng sáng để kích thích khả năng tiêu thụ thức ăn của . Chiếu sáng cả ny lẫn đêm để cho  ăn.
* Máng uống và cho uống
Khi  con mới nhận về cho uống nước ngay, bổ sung 1 gam Vitamin C + 50 gam đường Gluco/1 lít nước, cho  con uống trong ny đầu. Sau đó cho uống vitamin tổng hợp. Cần lưu ý  con lúc này uống rất ít nước nên khi pha nước thì pha ít một,  uống hết ta lại pha tiếp để đảm bảo vệ sinh.  con giai đoạn úm cho uống bằng máng ga lon hoặc máng nhựa loại 2 lít.
* Máng ăn và cho ăn
 con nhận về cho uống nước trước và cho ăn sau, khi cho ăn cần rắc 1 lượng thức ăn mỏng trên khay, mẹt để cho  ăn hết lại rắc tiếp lần khác.  con úm 2 tuần đầu cần cho ăn 9-10 lần/ny, trước khi cho ăn nếu còn thức ăn trong khay thì cần sàng loại bỏ phân và chất độn chuồng lẫn vào thức ăn.
Mật độ như sau:
- 100 /khay: kích thước 70 x 70 cm;
- 75 /khay : kích thước 60 x 70 cm;
- 50 /khay : kích thước 50 x 50 cm.
Thức ăn cho  úm nên dùng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh của các hãng sản xuất sẽ có hiệu quả hơn. Cũng có thể phối trộn bằng thức ăn đậm đặc với các nguyên liệu sẵn có khác theo hướng dẫn. Cần sử dụng đúng chất lượng thức ăn theo tuổi  và giống 
Sau 02 tuần có thể tập và chuyển dần  sang ăn ë các loại máng tròn P50 bằng tôn hoặc bằng nhựa. Máng ăn treo cao ngang tầm sống lưng . Lau chùi máng sạch sẽ hằng ny và tiêu độc mỗi tuần 01 lần.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Viêm hô hấp mãn tính

Nguyên nhân:
Bệnh gây ra do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Bệnh không làm chết nhanh và nhiều, nhưng làm cho gà chậm lớn, giảm đẻ, trứng gà bệnh không ấp nở được, gây chết phôi. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và qua đường sinh dục. Khi gà khỏi bệnh chúng mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính.
Gà 2 - 4 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất, gà nuôi công nghiệp hoặc mật độ nuôi cao dễ mắc bệnh hơn gà nuôi gia đình, mật độ nuôi thấp.

Triệu chứng:
Bệnh thường phát ra vào mùa đông, gà trống thường bị nhiễm nhẹ, tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100%, nhưng tử số rất thấp. Bệnh thường nặng hơn khi nhiễm thêm các bệnh khác như Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm và E.coli. Gà bệnh niêm mạc mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc dần, đóng dày khóe mắt, tích tụ fibrin ngày càng nhiều tạo thành những khối to bằng hạt đậu trong mắt có thể làm cho gà bị mù.
- Viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đó đặc có màu trắng sữa bám đầìy khóe mũi làm gà nghẹt thở.
- Vách các xoang nhất là xoang dưới mắt sưng làm cho mặt gà bị biến dạng. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh.
- Niêm mạc họng, hầu các túi khí bị viêm làm cho con vật càng khó thở, mào và yếm tím bầm kiệt sức rồi chết.
Ngoài ra một số trường hợp gà bị viêm khớp, viêm bao màng hoạt dịch. Ngoài ra cũng có một số trường hợp gà có triệu chứng thần kinh. Trứng bị nhiểm khuẩn thì phôi bị chết trước khi nở ra, thường khoảng 10 - 30%.

Bệnh tích
Nếu gia cầm chết ở giai đoạn đầu thì những biến đổi bệnh tích không đặc trưng lắm. Bệnh tích bao gồm các dịch xuất tiết ra từ các xoang khí quản và túi khí.
Thành các xoang dưới mắt phù, chứa nhiều dịch nhớt màu vàng xám. Viêm cata niêm mạc đường hô hấp: Xoang mũi, khí quản tích đầy chất nhầy như keo dính chặt vào bề mặt niêm mạc. Phổi phù thủng, bề mặt phủ fibrin có những vùng viêm hoại tử. Các túi khí dầy đục, bên trong chứa dịch màu sữa, nếu bệnh kéo dài chất này sẽ khô lại và có màu vàng, bở. Viêm gan, phúc mạc, lách hơi sưng. Vi khuẩn có thể xâm nhập phần trên cơ quan sinh dục gà gây viêm vòi trứng, làm giảm đẻ, vi khuẩn nhiễm thẳng vào trứng, gà ấp nở èo uột.

Phòng bệnh
Có thể sử dụng vaccine chết MG để phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nhưng để thực hiện qui trình phòng bệnh bằng vaccine thì trại ấp phải nhận trứng từ những trại gà được kiểm tra là không bị nhiễm bệnh. Trong thực tế một số gà đẻ nhiễm MG vẫn giữ lại làm giống vì MG không ảnh hưởng quan trọng trên năng suất trứng, nhưng tỉ lệ nhiễm bệnh trên gà con từ những gà bố mẹ có thể đến 30% và là nguồn lây lan cho các gà con khác nở cùng lúc. Do đó việc phòng bằng vaccine tỏ ra không hiệu quả về mặt kinh tế mà nên dùng kháng sinh đặc trị cho gà trong vòng 10 ngày khi nở.

Điều trị:
Có thể dùng các kháng sinh dạng bột pha vào thức ăn hay nước uống liên tục 3-5 ngày:
Anti-CCRD Plus: Pha 2g thuốc với 1 lít nước cho gà uống.
ETS : 1g dùng cho 2 kg thể trọng/ngày.
Tylenro 5+5 : 1g dùng cho 3 kg thể trọng/ngày.
Vimenro : Gói 10g dùng cho 15-20 kg thể trọng.
Hoặc các kháng sinh dạng tiêm để điều trị cho đàn gia cầm bệnh nặng:
Tylenro 5+5 : 1ml dùng cho 5kg thể trọng/ngày.
Dilog : 1ml/ 5kg thể trọng/ ngày
Các kháng sinh trên tiêm liên tục trong 3 - 5 ngày.
Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm việc bổ sung các chất điện giải và vitamin cũng rất cần thiết, có thể dùng :
Vimevit C 120 : 1g pha cho 2lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Aminovit : Gói 100g pha cho 500 lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày.
Vitaral : 1ml pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Nguồn từ www.vemedim.vn

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Bệnh hen gà CRD


Bệnh giun sán trên gà



Bệnh Gumboro ( viêm túi huyết truyền nhiễm )


bệnh đầu đen ở gà


Bệnh bạch lỵ salomonella trên gà


Một số nguyên tắt trong phòng và trị bệnh cho gà

sưu tầm .

bệnh đậu gà cách phòng và điều trị