I. Thức ăn là yếu tố cơ bản trong chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà cũng như chăn nuôi gia cầm, gia súc nói chung khi đã chọn được con giống tốt 'thì yếu tố cơ bản đảm bảo đạt năng suất cao và chăn nuôi có hiệu quả là thức ăn bởi vì chiếm đến 65-70% giá thành thịt, trứng. Hai yếu tố giống và thức ăn gắn chặt với nhau, khi có con giống tốt đồng thời phải cho ăn đủ số lượng và chất lượng thức ăn thì gà mới mau lớn, đẻ nhiều. Giống gà Ri, Ri pha có ưu điểm là tự tìm kiếm mồi, chống chịu thời tiết khi chăn thả, nhưng với phương thức chăn nuôi quảng canh của bà con nông dân ở nhiều vùng vẫn tồn tại là chỉ cho ăn thêm một ít cho nhớ bữa để gà về chuồng, thức ăn đơn điệu chỉ có ngô, thóc nên năng suất thịt trứng của gà rất thấp và giống bị thoái hoá dần. Những năm qua, công tác khuyến nông được tăng cường, bà con được phổ biến khoa học kỹ thuật, được cung ứng hỗ trợ giống, các vật tư kỹ thuật và nhu cầu thịt trứng tăng, nhất là ven đô thị có thị trường tiêu thụ thịt gà vườn chăn thả, bao nhiêu cũng thiếu. Vì vậy, các nông hộ đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật chọn giống tốt, cho ăn thức ăn tăng lên, mua hoặc tự chế thức ăn từ những loại nguyên liệu sãn có, phòng trị bệnh, tiêm chủng các loại vacxin v.v.. cho nên gà Ri có tốc độ tăng khá. Một số giống gà lông màu thả vườn năng suất cao của Pháp, Israel; Trung .Quốc v.v... nhập vào nước ta kèm theo quy trình công nghe chăn nuôi được phát triển và nuôi rộng rãi nhiều ở trang trại, nông hộ chăn nuôi có khả năng tốt trong đó sử dụng thức ăn chế biến hỗn hợp sãn để nuôi hoặc tự phối chế theo công thức với những nguyên liệu sãn có hoặc mua thêm thức ăn đậm đặc hiếm quý. Có thể nói là các nông hộ, trang trại đã đầu tư chăn nuôi kinh doanh gà, kể cả gà công nghiệp, gà vườn, chăn nuôi hàng hoá, không phải chỉ tự cung tự cấp, coi là nghề phụ nuôi thêm.
Thực tế cho thấy, các nông hộ, các trang trại muốn chăn nuôi tốt, có hiệu quả là phải "chăn nuôi thương mại" có nghĩa là ngoài phần tự túc cho gia đình không phải mua đắt, đồng thời có thịt, trứng đem bán. Như vậy cần đầu tư từ nhỏ đến lớn, dù ở quy mô nào cũng có thức ăn đủ số lượng và chất lượng, hoặc mua thức ăn sãn, hoặc tự phối chế nguyên liệu sãn có và mua thêm. Nuôi bằng thức ăn phối chế theo thực đơn cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của các loại gà sẽ cho năng suất cao và tiết kiệm thức ăn. ở phu~lllg thức nuôi gà Ri chăn thả có khác nuôi nhốt là cho ăn thêm số lượng ít hơn do có phần gà tìm mồi ở vườn tược đồng bãi, nhưng cho thêm thức ăn pha trộn hỗn hợp nhiều loại thì tốt hơn chỉ cho gà ăn hạt ngũ cốc: ngô, thóc... và sắn, khoai. Tuỳ lượng mồi tìm kiếm được, hàng ngày cần cho gà Ri mà cho ăn thêm 20-50 g/con (vấn đề này sẽ nêu cụ thể ở phần tiêu chuẩn khẩu phần).
II. Các chất dinh dưỡng và nhu cầu cho gà
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn động vật, thực vật gom có: Vật chất không chứa ni tơ (azot), protein, lipid, cellulose (xơ), khoáng, vitamin.
1. Protein
Protein được cấu tạo từ các axit amin. Protein thô gồm các vật chất chứa azot (N), trong đó gồm N-protid và N-phi protid. Protid luôn luôn có N - chất dinh dưỡng đặc trưng quan trọng nhất và có các chất cacbon, hydro, oxy tạo thành hợp chất hữu cơ, còn có lưu huỳnh, phospho và một số nguyên tố vi lượng khoáng mà ở các phân tử lipid, bột đường không có.
Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống, chiếm đến khoảng 1/5 khối lượng cơ thể gà, 1/7-1/8 khối lượng trứng.
Sản phẩm thịt, trong, tế bào trứng, tinh trùng đều cấu tạo từ protid. Không đủ protein thức ăn thì năng suất trứng, thít giảm. Protid tham gia cấu tạo các men sinh học, các hoocmon làm chức năng xúc tác, điều hoà quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật. Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn gà con 0-4 tuần tuổi là 22-24%, gà 5 -8 tuần tuổi 21-22%, gà dò 19-21%; gà nuôi thịt thì cao hơn tỷ lệ này l-2%; gà đẻ giai đoạn đầu 17-18%, giai đoạn sau 15-16%, thời kỳ cuối 13-14%. Axit amin gồm 2 nhóm: Axit amin không thay thế và axit amin thay thế.
a) Nhóm không thay thế hay là axit amin thiết yếu, trong cơ thể động vật không tổng hợp được, phải từ nguồn thức ăn cung cấp cho cơ thể gà.
Nhóm này gồm 10 loại: Arginin, histidin, leucin, isoleucin, phenylalanin, valin, treo nin, lyzin, methionin, tryptophan, còn glycin rất cần cho gà dò, không quan trọng trong thức ăn gà lớn. .
+ Lyzin là axit amin quan trọng nhất cho sinh trưởng, sinh sản đẻ trứng, cần cho tổng hợp nucleoproteid, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố melamn ở lông, da. Không đủ lizin làm gà chậm lớn, giảm năng suất thịt, trứng; giảm hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hoá canxi, phospho, gây còi xương, cơ thoái hoá, sinh dục rối loạn.
Loại nguyên liệu có tỷ lệ lyzin nhiều: Bột cá 8,9%, sữa khô 7,9%, men vi sinh 6,8%, khô đỗ tương 5,9% v.v...; loại ít lyzin có ngô, gạo, khô lạc v.v... 2,9-3,4%. L-lyzin tổng hợp từ vi sinh vật được sử dụng bổ sung vào khẩu phần ăn khi dự phòng thiếu lyzin hoặc để giảm nguồn thức ăn động vật. Tỷ lệ lyzin trong thức ăn gà thịt 1,1- 1,2%, gà đẻ 0,75-0,85 %.
+ Methionin là một axit amin quan trọng có chứa lưu huỳnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cơ thể, chức năng gan, thận, điều hoà trao đổi lipid (chất béo), chống mỡ hoá gan, cần thiết cho sự sinh sản tế bào, tham gia quá trình đồng hoá, dị hoá trong cơ thể.
Không đủ methionin trong khẩu phần, gà mất tính thèm ăn nên ăn ít dẫn đến thiếu máu, cơ thoái hoá, gan nhiễm mỡ, giảm sự phân huỷ chất độc thải ra, hạn chế tổng hợp hemoglobin.
Các nguyên liệu bột cá, sữa khô tách bơ, khô dầu hạt hướng dương có nhiều methionin (2,4-3,2%); các loại hạt ngu cốc ít methionin. Tỷ lệ methionin trong thức ăn gà con 0-2 tuần tuổi 0,38- 0,4%, gà 3-7 tuần tuổi 0,35%, gà đẻ 0,38-0,4%.
+ Arginin cần cho sinh trưởng của gà con, tạo sụn xương, lông. Thiếu arginin trong khẩu phần tỷ lệ chết phôi cao trong ấp nở, sức phát triển của gà giảm. Tỷ lệ arginin trong thức ăn gà broiler (gà thịt) 0-5 tuần tuổi I ,10%, 5-8 tuần tuổi 1,02%, gà đẻ 0,95%.
+ Leucin duy trì hoạt động của tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp protid của plasma. Leucin bị thiếu làm phá huỷ sự cân bằng azot, giảm tính thèm ăn và gà, chậm lớn. Tỷ lệ leucin trong thức ăn gà broiler 1,1 - 1,2% , gà đẻ 1,2%.
+ Isolẹucin thường có đủ trong thức ăn, cần cho trao đổi và cơ thể sử dụng các axit amin. Thiếu Isoleucin gà ăn kém ngon miệng, cản trở sự phân huỷ các vật chất chứa azot thừa trong thức ăn thải qua nước tiểu, tăng trọng giảm. Tỷ lệ Isoleucin trong thức ăn gà broiler là 0,85%, gà đẻ 0,75%.
+ Histidin cần thiết cho tổng hợp lucleotid và hemoglobin, điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhất là cho sinh trưởng của gà con, gà dò. Không đủ histidin trong thức ăn gây thiếu máu, giảm tính thèm ăn, gà chậm lớn. Tỷ lệ histidin trong thức ăn gà broiler 0,30-0,35%, gà đẻ 0,22%.
+ Tryptophan cần cho sự phát triển của gà co~n, gà dò, duy trì sức sống cho gà lớn, tham gia tổng hợp hemoglobin trong máu, điều hoà chức năng các tuyến nội tiết, cần cho sự phát triển của tinh trùng, phôi. Thiếu tryptophan làm giảm tỷ lệ ấp nở, tuyến nội tiết bị phá huỷ, giảm khối lượng cơ thể. Các loại hạt ngũ cốc, khô dầu đậu có nhiều tryptophan.
+ Treo nin cần cho trao đổi và sử dụng đầy đủ các axit amin trong thức ăn, kích thích sự phát triển của gia cầm non. Treonin bị thiếu gây sự thải azot (nhận được từ thức ăn) theo nước tiểu, giảm khối lượng sống. Nguyên liệu thức ăn từ động vật có đủ treonin cho gà, cho gia cầm. Tỷ lệ treonin trong thức ăn gà broiler 0,52%, gà đẻ 0,50%.
+ Valin cần cho hệ thần kinh hoạt động, tham gia tạo glucogen từ gluco.
Trong thức ăn gia cầm thường có đủ valin. Tỷ lệ valin trong thức ăn gà broiler 0,65%, gà đẻ 0,55%.
+ Phenylalanin tham gia duy trì hoạt động của tuyến thượng thận, tuyến giáp, tham gia tạo sắc tố và độ thành thục của tinh trùng, sự phát triển của phôi trứng. Tỷ lệ phenylalanin trong thức ăn gà broiler 0,55%, gà đẻ 0,4%.
b) Nhóm axit amin thay thế gồm các loại alanin, aspaginin, cystin, aspartic, glycin, axit glutamic, hydroprolin, se rin, prolin, tyrozin, citrulin, cystein và hydroxylizin. Cơ thể gia cầm, gà có thể tự tổng hợp được các loại axit amin thay thế này từ sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi axit amin, axit béo và từ hợp chất chứa nhóm amino.
2. Năng lượng
Các chất hữu cơ trong thức ăn lipid, hydratcarbon (bột đường), protein cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể gia súc, gia cầm duy trì thân nhiệt, hoạt động sống, sinh trưởng, sinh sản đẻ con, đẻ trứng... Số năng lượng dư thừa được dự trữ tích thành mỡ mà không bị thải ra ngoài là đặc điểm đặc biệt của vật chất chứa năng lượng. Năng lượng có vai trò ảnh hưởng quyết định đến sử dụng các vật chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Các dạng gồm: Năng lượng tổng số, năng lượng thuần, năng lượng tiêu hoá, năng lượng trao đổi. Thức ăn gia cầm biểu thị đơn vị năng lượng trao đổi vì khi xác định năng lượng trong phân thì đã bao gồm cả năng lượng nước tiểu, việc tách axit uric để xác định năng lượng của nó rất tốn kém và không cần thiết.
Năng lượng trao đổi được biểu thị bằng kilocalo - Kcal. Đốt cháy hoàn toàn "bom" dụng cụ đốt) một loại thức ăn hữu cơ sẽ giải phóng năng lượng tổng số nhất định: 1g glucid cho 4,1 Kcal; 1g protein cho 5,65 Kcal; 1g lipid cho 9,3 Kcal.
Số lượng thức ăn hàng ngày gia cầm, gà thu nhận có tỷ lệ nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần: Năng lượng cao gà ăn ít thức ăn hơn, năng lượng thấp gà ăn nhiều hơn.
Nhu cầu năng lượng cho gà bao gồm năng lượng duy trì cho mọi hoạt động sinh lý, cho trao đổi chất v.v... và năng lượng phát triển sinh trưởng sinh sản.
Nhu cầu năng lượng ở gà con tương đối cao, nhất là gà nuôi thịt đến 3000-3300 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Khi năng lượng thấp gà sẽ gầy, chậm lớn.
Nhu cầu năng lượng ở gà đẻ thấp hơn gà con, không vượt quá 3000 Kcal/kg vì gà sẽ béo giảm đẻ, chỉ giao động 2700-2900 Kcal/kg, mùa nóng chỉ 2700-2750 Kcal/kg, mùa rét xấp xỉ 3000 Kcal/kg.
3. Vitamin
Vitamin là các hợp chất hữu cơ tham gia trong mọi hoạt động sinh lý, sinh hoá của cơ thể gà với quá trình xúc tác trong.chuyển hoá các chất dinh dưỡng, các hoạt động của các hoocmon và enzym. Vitamin tham gia thành phần cấu tạo nên số lớn hoocmon và enzym trong cơ thể. Thừa, thiếu vitamin đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản của gà.
Vitamin có 2 nhóm: Hoà tan trong mỡ là vitamin A, D, E, K và nhóm hoà tan trong nước là vitamin B1, B2, B3, B5 (pp), B6, B8 (H), B9 (BC), B12, C. Sau đây giới thiệu một số loại vitamin:
+ Vitamin A: Tham gia quá trình trao đổi chất protid, lipid, glucid, có ảnh hưởng tổng hợp protid, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nội tiết tuyến, kích thích sự phát triển tế bào non, tế bào sinh dục, ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của gà lớn. Có vai trò trong tổng hợp tế bào tuyến giáp, tuyến tụy, niêm mạc mắt và niêm mạc cơ quan tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, sinh dục, chống sừng hoá da, chống còi xương.
Không đủ vitamin A trong thức ăn gà bị suy nhược cơ thể, mắc bệnh "gà mờ" tức quáng gà, mất tính thèm ăn, đứng không vững, đi lại khó khăn, gà mái đẻ sút, trứng có phôi thấp.
Hàm lượng vitamin A cho gà con, gà mái sinh sản 8.000-10.000 UI/kg thức ăn. Ngô vàng, ớt đỏ, dầu cá, lòng đỏ trứng, cà rốt, cỏ ba lá nhiều caroten (tiền vitamin A).
+ Vitamin E: Cần thiết cho hoạt động sinh dục, ảnh hưởng đến tổng hợp coenzym, trao đổi axit nucleic và phosphoryl hoá. Vai trò quan trọng nhất của vitamin E là chống oxy hoá sinh học, oxy hoá vitamin A, caroten và mỡ, còn có vai trò trong hệ thống miễn dịch. Thức ăn thiếu vitamin E dịch hoàn gà trống, buồng trứng gà mái bị teo, giảm đẻ và rồi không đẻ. Thiếu vitamin E thường vào tuần tuổi 2-8 làm cho gà bị như "điên", cổ và đầu ngoẹo, chân mềm, cong, ngất nghểu ngã. Não tụ huyết, tích nước, ở dạ dày tuyến niêm mạc tụ huyết giống như bị bệnh Newcastle, ấp nở giảm, chết phôi nhiều vào 3-4 ngày ấp, gà sơ sinh đầu cổ gật ngửa chạm đất. Vitamin E có nhiều trong thức ăn nguồn thực vật như dầu đậu lạc cám gạo, mầm thóc, đậu. Hàm lượng vitamin E trong thức ăn gà con 15-20, gà đẻ 20-30 UI/kg thức ăn.
+ Vitamin D (canxipherol): Cho chăn nuôi vitamin D3 có hoạt tính cao, là vitamin chủ đạo chuyển hoá canxi và phospho, làm tăng sự hấp thu 2 nguyên tố này ở ruột non dưới dạng vitamin D + Ca++ và tăng tích luỹ ở xương và vỏ trứng. Vitamin D3 còn cần cho tổng hợp protein. Thiếu vitamin D3' gà chậm lớn, đẻ ít, còi xương. Nuôi gà nhốt thường bị thiếu D3 nhất là ở chuồng tối bị thiếu ánh sáng mặt trời sẽ không có tác động của tia cực tím lên ảa tạo vitamin D3 cần phải bổ sung vào thức ăn, thường có trong thành phần premix vitamin gia cầm. Hàm lượng D3 trong thức ăn gà con 2000-2200, gà đẻ 1500 UI/kg. Trong thức ăn men, bột cá, lòng đỏ trứng, nhất là dầu cá
có nhiều vitamin D.
+ Vitamin K. Làm đông máu (chống chảy máu) rất cần cho gà chống bệnh cầu trùng phân có máu, gà đẻ chảy máu tử cung. Vitamin K tham gia quá trình phosphoryl hoá và hô hấp mô bào. Thiếu vitamin K, gà bị chảy máu ở đường tiêu hoá, ở cổ chân, gà sơ sinh chết cao do chảy máu. Hàm lượng vitamin K trong thức ăn gà con dưới 7 tuần tuổi 8,8, gà 8-17 tuần tuổi 2,2, gà đẻ 2,2 mg/kg thức ăn. Vitamin K có nhiều trong rau cỏ, cám gạo, mỹ, cà rốt v.v...
+ Vitamin B1: Có vai trò quan trọng cho trao đổi glucid và decarboxyl, tăng ngon miệng và hoạt động của các men tiêu hoá, tăng hấp thu đường ở ruột, duy trì hoạt động bình thường của thần kinh. Vitamin B1 không đủ trong thức ăn gây thần kinh bị liệt (polyneuntis) ở gà 0-2 tuần tuổi, mất tính thèm ăn, tiêu hoá rối loạn, thần kinh cơ tim và hô hấp sinh rối loạn, cơ yếu, đi lại bất bình thường, sinh bệnh mổ cắn, dẫn đến gà lông xù chậm lớn,
gi ảm đẻ. Các loại men, cám gạo, mỹ có nhiều B1 : 8- 15 mg/kg, mầm thóc, ngô: 25-120 mg/kg vật chất khô.
Hàm lượng vitamin B1 trong thức ăn gà con 2,2, gà lớn, gà đẻ 18-2,0 mg/kg thức ăn.
+ Vitamin B2: có Vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình oxy hoá vật chất ở tế bào, trong trao đổi hydratcarbon và năng lượng, thực hiện phản ứng oxy hoá hoàn nguyên và nhiều phản ứng oxy hoá khác. Vitamin B2 có vai trò duy trì hoạt động bình thường của các tuyến sinh dục. Vitamin B2 thiếu trong thức ăn, gà giảm thèm ăn, tiêu thụ thức ăn kém, chậm lớn, giảm đẻ, tỷ lệ nở giảm, gà sơ sinh chân ngắn, lông xù, gà lớn rụng lông nhiều. Không đủ vitamin B1 dẫn tới thiếu B2 không đủ B2 dẫn đến làm giảm khả năng sử dụng vitamin C. Vitamin B2 có nhiều trong men thức ăn, phụ phẩm chế biến sữa, bột rau cỏ xanh. Cần cho gà con 3,5-4, gà đẻ trứng giống 4-5, gà đẻ trứng ăn 2,2-2,5 mg/kg thức ăn.
+ Vitamin B6: Tham gia decarboxyl hoá và preamin hoá các axit min, cần thiết cho tiếp thu các axit béo chưa no và chuyển hoá protid thành mỡ. Thiếu vitamin B6 gà giảm thèm ăn và tiêu thụ thức ăn, dẫn đến sinh trưởng chậm, đẻ và ấp nở giảm, thần kinh liệt, đi xiêu vẹo chân và cánh co giật, lông xù, mắt đục. Vitamin B6 có nhiều trong các loại men 40 mg/kg, ngô, mỹ, mạch 5-8 mg/kg vật chất khô. Hàm lượng vitamin B6 trong thức ăn gà 0-8 tuần tuổi là 4-5, gà đẻ trứng giống 4-5, gà đẻ trứng thương phẩm 3-3,5 mg/kg thức ăn.
+ Vitamin B12: có Vai trò quan trọng trong tạo máu, kích thích sinh trưởng gà, cần cho hoạt động bình thường của thần kinh, cho trao đổi protid, hydratcarbon, lipid, cho tổng hợp cholin và axit nucleic, methionin từ chomocystin. Vitamin B12 thiếu trong thức ăn làm cho gà chậm lớn, mọc lông chậm (giảm tốc độ mọc lông), tỷ lệ chết phôi cao ở những ngày ấp 17-18, hấp thu thức ăn kém, gây thiếu máu ác tính, gan nhiều mỡ. Vitamin B 12 được tổng hợp từ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của gia cầm. Gà nuôi nền có lớp đệm lót trấu, dăm bào có thể đáp ứng 50% vitamin B12.
Hàm lượng vitamin B 12 trong thức ăn gà dưới 8 tuần tuổi 12-20, gà mái 10-15 mg/kg thức ăn.
+ Vitamin C: Có vai trò quan trọng cho hô hấp tế bào, trao đổi hydratcarbon, protid, lipid và làm vô hiệu hoá sản phẩm độc tố sinh ra trong quá trình trao đổi chất, cần cho hấp thụ axit foric và sắt. Vitamin C chống bệnh scocbut, chống béo... Vitamin C thiếu trong thức ăn gà gây bệnh chảy máu dưới da và cơ, xơ cứng động mạch, giảm sức đề kháng của cơ thể. Cơ thể gà tổng hợp được vitamin C nên thường không biểu hiện bệnh thiếu vitamin C. Cũng vì vậy nên trong premix vitamin hoặc premix khoáng - vitamin không trộn vitamin C. Trong củ quả, rau xanh, mầm ngũ cốc, giá đậu nhiều vitamin C 600-1500 mg/kg vật chất khô. Hàm lượng vitamin C trong thức ăn gà con là 500, gà mái 30-60, trời nóng trên 30()C cho bổ sung 50-100 mg/kg thức ăn.
4. Khoáng chất
Chất khoáng là thành phần chủ yếu của bộ xương, cấu tạo tế bào ở dạng muối của chúng. Chất khoáng gồm nhóm đa lượng và nhóm vi lượng.
d) Nhóm khoáng đa lượng:
+ Canxi (Ca): Trong cơ thể gà chủ yếu là phosphat canxi và carbonat canxi. Bộ xương có thành phần chính là canxi, trong vỏ trứng 98% là carbonat canxi. Canxi cần cho sự điều hoà tính thẩm thấu của màng tế bào, cho sự đông máu, cho co bóp của tim, cho hoạt động của thần kinh. Canxi hấp thu phần lớn đảm bảo cho hoạt động bình thường của sinh lý cơ thể, số dư dự trữ ở xương khoảng 20%, còn .lại thải ra ngoài. Canxi tích luỹ ở xương khi cần thiết được huy động nhất là ở gia cầm đẻ trứng, gia súc tiết sữa. Trong thức ăn gà, tỷ lệ canxi/phospho phải được cân đối ở gà con 2/1, ở gà đẻ 9/1. Nhu cầu trong thức ăn gà con 1- 1,2%, gà dò 0,9-1,0%, gà đẻ 3,5-3,8%. Thiếu canxi trong thức ăn gà bị co giật, run rẩy, còi xương, gà đẻ vẹo xương lưỡi hái, đẻ trứng non, vỏ trứng mỏng, dẫn đến ngừng đẻ. Thức ăn thực vật rất ít canxi 0,1-0,3%. Bột đá, bột vỏ sò 35-38% canxi bột xương, dicanxi phosphat 25-28% canxi, bột cá 5-7% canxi. Gà nuôi chăn thả tự tìm sỏi đá... ở sân vườn là nguồn khoáng, nhưng cần để sãn máng đựng các chất khoáng cho gia cầm.
+ Phospho (P): Thành phần cấu tạo xương, giữ cân bằng độ toan, kiềm trong máu và các tổ chức khác, có vai trò trong trao đổi hydratcarbon, axit min, lipid, trọng hoạt động thần kinh. Sự trao đổi phospho gần với trao đổi canxi và ka li trong cơ thể. Lượng phospho ở gà con khoảng 0,4-0,6%, ở gà lớn 0,7-0,9% khối lượng cơ thể. Phospho thiếu trong thức ăn làm cho gà ít thèm ăn, gây còi xương, xốp xương, gà trống kém nhảy mái, gà mái đẻ trtmg vỏ mỏng. Nguồn phospho của dicanxiphosphat là 18%, bột cá 3,5-4%, bột xương 9- 10% phospho hấp thu . Phospho từ nguồn thức ăn thực vật hấp thu 30-35%, còn ở dạng không hấp thu được là phosphophytin. Phospho từ nguồn động vật, dicanxiphosphat tỷ lệ hấp thu cao 95-100%. Hàm lượng phospho trong thức ăn gà con trên 0,5%, gà đẻ 0. 45-0,5%.
+ Manhê (Mg): Tham gia cấu tạo xương, Mg có trong thành phần của enzym hexokynaza, trong trao đổi glucid, Mg có tỷ lệ 0,05% khối lượng sống của gà, trong đó 50% trong xương, 40% trong mô cơ, tồn tại chủ yếu trong tế bào. Thiếu Mg làm giảm hấp thu Ca và P, không điều chỉnh được hoạt động cơ bắp, gà giảm đẻ, chậm lớn. Nhu cầu Mg 550 mg/kg thức ăn cho gà ở các lứa tuổi.
b) Nhóm khoáng vi lượng:
Gồm 7 nguyên tố được tiêu chuẩn hoá trong thành phần dinh dưỡng khẩu phần thức ăn gia cầm, gà: Sắt (Fe), đồng (Cu) mangan (Ma), coban (Co), se len (Se), Kẽm (Zn), Iod (I).
+ Sắt (Fe): Tham gia cấu tạo cơ, da, lông, hồng cầu, tạo các axit min chứa lưu huỳnh, các axit béo, vitamin . . . . Thức ăn gà thiếu sắt gây bệnh thiếu máu; mỏ, chân gà con nhợt nhạt, gà mái tái mào, xù lông, giảm đẻ. Nhu cầu sắt trong thức ăn gà con, gà dò 88 mg/kg thức ăn.
+ Đồng (Cu): Làm tăng hấp thu sắt cho tạo hemoglobin của hồng cầu, vì thế bổ sung sắt vào thức ăn đồng thời bổ sung đủ đồng. Đồng tham gia tạo sắc tố đẹn melanin, tạo các enzym oxy hoá, vì thế có quan hệ đến quá trình hô hấp của mô bào. Đồng trong thức ăn thiếu sẽ làm giảm hấp thu sắt, gây rối loạn về xương, lông biến màu, da nhợt nhạt chậm lớn, rụng lông, trứng vỏ mỏng và không bóng mịn. Nhu cầu đồng 11 mg/kg thức ăn cho các loại gà.
+ Coban (Co): Rất quan trọng cho tạo vitamin Bi2 cho nên coban có vai trò kích thích tạo máu, trong trao đổi chất và tăng trưởng của gà. Coban thiếu trong thức ăn làm thiếu vitamin B12 giảm
đồng hoá hydratcarbon, protein, giảm thèm ăn của gà, giảm trao đổi năng lượng. Coban có nhiều trong nguồn thức ăn động vật hơn nguồn thực vật.
+ Mangan (Mn): ảnh hưởng đến chuyển hoá canxi và phospho, cần cho phát triển xương, tạo vỏ trứng, cần cho trao đổi protein và axit min . . . Mn ảnh hưởng đến tính dục của gà và gia cầm khác. Mangan thiếu trong thức ăn gây bệnh vẹo xương, giảm men phosphataza trong máu và xương, ảnh hưởng đến cốt hoá xương, các khớp sưng, trứng vỏ mỏng, đẻ giảm, tỷ lệ chết phôi tăng, tỷ lệ nở giảm, gà con chân yếu. Mangan có ở các dạng muối ma ngan (MNSO4, MNCO3, MnCl2) và các nguồn thức ăn khác. Nhu cầu Ma 55 mg/kg thức ăn cho gà các lứa tuổi.
+ Kẽm (Zn): Tham gia trao đổi lipid, hydratcarbon, tạo máu, điều hoà chức năng sinh dục. Kẽm cần cho hoạt động của tuyến giáp, hình thành enzym, bảo vệ da và mắt, tăng tỷ lệ đẻ và ấp nở, cho sự phát tnển lông. Men phosphataza kiềm chứa kẽm có tác dụng tích tụ muối phosphat, carbonat, vì vậy có ảnh hưởng đến cấu tạo xương và vỏ trứng. Kẽm thiếu trong thức ăn, gây nên giảm tốc độ sinh trưởng, mọc lông, hoàn thiện xương, dễ sưng khớp xương, phôi phát triển chậm, nở thấp, da bị hiện tượng keratoris kém đàn hồi. Gà mất tính thèm ăn. Kẽm có trong bột cá (0,1 ppm/kg), hợp chất vô cơ ZnO và ZnSO4. Kẽm độc nên không cho gà ăn quá liều, gà con dưới 4 tuần tuổi 44 mg/kg thức ăn, sau 4 tuần tuổi là 33 mg/kg.
+ Selen (Se): Có vai trò trong trao đổi và hấp thu vitamin E, phòng bệnh ỉa chảy. Selen thiếu trong thức ăn gà làm giảm tốc độ sinh trưởng, giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ phôi, ấp nở kém, gà trống đạp mái kém, kiềm chế sử dụng vitamin E. Nhu cầu se len cho gà con, gà dò 0,1-0,15, gà đẻ 0,15mg/kg thức ăn.
+ Iod (I): Duy trì chức năng của tuyến giáp trạng bằng sự tham gia sản sinh hoocmon tyrozin điều hoà sinh trưởng, sinh sản và trao đổi chất trong cơ thể gà. Iod thiếu trong thức ăn gây hiện tượng "Goiter" làm tuyến giáp trạng tăng trưởng dẫn đến tăng tiết tyrozin làm giảm đẻ, phôi kém, nở thấp. Iod có nhiều trong bột cá và iod trùng hợp Ki (Iodua ka li). Nhu cần Iod cho gà con 0,37, gà đẻ 0,15 mg/kg thức ăn.
III. Nguyên liệu thức ăn
Nguyên liệu thức ăn gà gồm các loại từ nguồn gốc thực vật, động vật, men vi sinh vật, enzym, các loại tổng hợp axit min, vitamin, thuốc kích thích tăng trọng, kháng sinh đường ruột, các chất chống oxy hoá, chống nấm mốc, chất tạo màu vàng da, thịt, độ đậm lòng đỏ.
1. Nguyên liệu thức ăn từ nguồn gốc thực vật gồm nhóm giàu năng lượng (hydrat cacbon) và nhóm giàu protein
a) Thức ăn thực vật nhiều bột đường là thành phần chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn trong thức ăn hỗn hợp gà, thường 50-60%. Loại nguyên liệu này có nhiều hydrat cacbon, glucid, gồm có thóc, ngô, cám, cao lương, kê, mỹ, khoai sắn v.v...
+ Thóc: tước ta có sản lượng thóc khá lớn, trên 30 triệu tấn. Hầu hết các nông hộ đều có ruộng cấy lúa cho nên có thóc lép thóc lửng, kể cả một phần thóc thịt nuôi gà. Thức ăn gà đẻ, gà dò có thể cho đến 10-20% thóc. Cho gà trống, gà mái đẻ ăn thóc ngâm mọc mầm phôi nhũ chứa nhiều vitamin E, B1, nhiều enzym tiêu hoá tinh bột làm kích thích đạp mái, đẻ trứng, trứng có phôi tăng, nở cao. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng chủ yếu là bột đường 59,3%, năng lượng trao đổi 2500-2550 Kcal/kg, protein 6,5%, rất ít Ca 0,2% và phospho 0,3%, lipid 2,2%, tỷ lệ xơ cao 12,5%. Thóc nhiều bột đường cho gà đẻ, gà hậu bị, tỷ lệ như trên, ở gà con không quá 5% khẩu phần, thường xay thóc thành gạo lứt nuôi gà thì rất tốt bởi vì trong trấu có silic không tiêu hoá được. Thóc phơi khô bảo quản tốt không bị nấm mốc. Vùng trồng ngô thì chủ yếu là cho gà ăn ngô, rất ít dùng thóc.
+ Cám gạ Là sản phẩm phụ của xay xát thóc, có loại cám lụa là sản phẩm của xát gạo. Nước ta nguồn cám xay xát thóc gạo rất lớn và nguồn nguyên liệu thức ăn tốt có đến gần 9% protein tiêu hoá, 6,5% lipid, cao hơn ngô. Trong cám gạo nhiều axit min, lyzin, albumin cao hơn trong gạo. Cám nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, nhiều chất khoáng. Cám tốt màu nâu sáng, hơi nhớt vì có dầu, ít bay bụi, cám lụa màu trắng, cám có mùi thơm ngon. Một điều cần chú ý là trong dầu cám
có men lipaza làm phân giải axit béo không no, làm hỏng mỡ, gây mùi khét, ôi, vị đắng khi cám để lâu trong không khí ẩm, nhiệt độ cao. Vì thế cám không dự trữ quá 15 ngày, nếu ép dầu lấy khô thì có thể để lâu hơn nhưng đều phải được bảo quản trong kho thoáng, nhiệt độ, ẩm độ đều thấp. Tỷ lệ cám trong thức ăn gà con 5-10%, gà dò, gà broiler 20-25%, gà đẻ 15-20%. Cám ép có protein cao trên 15%, thơm, gà thích ăn nhưng tỷ lệ xơ cao, năng lượng thấp nên cho vào thức ăn gà các loại không quá 15 -20% .
+ Ngô: Ngô là thức ăn cơ sở của gà, tuỳ loại gà mà khẩu phần thức ăn có tỷ lệ ngô 50-70% (Liên hiệp gia cầm Việt Nam). Ngô có năng lượng cao nhất trong các loại ngũ cốc: 3300-3450 Kcal/kg, thường dùng ngô điều chỉnh mức năng lượng trong thức ăn hỗn hợp. Ngô có 8-10% protein thô, 2% xơ, 4,5% lipid, 0,1 % canxi, 0,3 % phospho tổng số. Ngô vàng nhiều caroten (tiền vitamin A) làm lòng đỏ trứng vàng, da vàng, thịt ngon. Ngô dễ tiêu hoá đến 85-90%, thơm ngon, gà thích ăn.
Cần lưu ý là hàm lượng axit min không thay thế ở ngô thấp, nhất là lyzin chỉ 3% so với protein của ngô, nghèo khoáng cho nên phải bổ sung cân đối lyzin, khoáng trong khẩu phần. Đặc biệt là ngô giàu bột đường, mỡ cao nên nấm mốc dễ xâm nhập khi độ ẩm quá 15%. Khi có nhiều hạt đầu đen là đã nhiễm mốc chứa độc tố aflatoxin gây ngộ độc làm gà con chết hàng loạt, gà mái giảm đẻ, tuyệt đối không cho gà ăn ngô mốc. Chọn ngày nắng ấm để thu hoạch ngô và phơi ngay, nếu gặp trời râm, mưa phải sấy cho khô có độ ẩm dưới 13%.
Các nhà máy sản xuất thức ăn của ta hoặc của nước ngoài có lượng ngô dự trữ lớn từ nguồn thu mua trong nước hoặc nhập ngoại đều qua hệ thống sấy cho ngô có độ khô chuẩn rồi dự trữ vào các cilô hàng nghìn tấn hoặc các kho thông thoáng đảm bảo chất lượng ngô tốt.
+ Kê, cao lương trồng ở các vùng trung du, miền núi có sản lượng chưa lớn, các nông hộ đã dùng làm thức ăn hạt cho gà ăn thêm. Kê, cao lương là loại thức ăn có năng lượng tương đối cao (sau ngô) 2670-3100 Kcal/kg, prolein thô 9-10%, lipid 2,5-3%, xơ 2,2-3,3% (bỏ vỏ). Thức ăn gà có thể trộn 35-40% kê hoặc cao lương, có mùi vị thơm, gà thích ăn. Kê, cao lương thu hoạch xong phơi khô, bảo quản dự trữ nơi khô ráo, đựng trong các bồ, cót cao khỏi nền kho 40-50 cầm như bảo quản thóc.
+ Khoai lang: Có nhiều giống, củ màu trắng, màu đỏ, màu nghệ, khoai tàu bay... có tỷ lệ chất khô cao 30-40%. Thành phần dinh dưỡng củ khoai vỏ đỏ và vỏ trắng có dẫn xuất không protein tương ứng là 73,3 và 76, 1 %, năng lượng trao đổi 2643 và 2793 Kcal/kg, protein 2,5 và 2,2, lipid 0,7 và
2,0%, xơ 2,7 và 2,6%. Diện tích khoai lang ở các vùng màu khá lớn. Vụ thu hoạch củ được thái mỏng phơi khô dự trữ. Phần lớn khoai làm thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm, hoặc cho ăn tươi nấu chín với các loại rau bèo khác. Cho gà ăn khoai nấu chín, hoặc băm nhỏ khoai tươi, giã nhỏ khoai khô cho ăn.
+ Sắn: Trồng nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du. Có năng suất củ 15-17 tấn/ha. Giống sắn nhập ngoại đất tốt có thể đạt trên 30 tấn/ha. Củ sắn có nhiều chất dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là tinh bột. ở nước ta có nhiều giống sắn: Sắn xanh, sắn trắng vỏ, sắn nghệ, sắn cà lồ, gòn Bình Dương, gòn Phù Cát, Bình Định, mỹ cọng đỏ, mỹ bảy chia. . . là nhiều giống cho nhiều củ, bột trắng.
Thành phần dinh dưỡng của bột lá sắn khô và củ bóc vỏ khô có: Dẫn xuất không protein tương ứng là 41,8 và 80,5%, năng lượng trao đổi 2139 và 2947 Kcal/kg, protein 16,6 và 1,6%, khoáng toàn phần 7,3 và 1,8%, xơ 14,3 và 2,6%. Các giống sắn của ta có tỷ lệ tinh bột rất cao, loại sắn vỏ vàng có 34,2% tinh bột các hơn giống sắn nước ngoài. Củ sắn bảo quản tươi khó khăn vì mau chảy nhựa, thường là thái lát mỏng, rửa sạch cho trắng bằng nước trong, rồi ngâm ngập trong nước 24 giờ, vớt lên rửa sạch, để ráo nước, trải mỏng đều trên nong, nia, cót phơi nắng, có nắng to độ 3-4 nắng là khô dòn.
Sắn có chứa axit cyanhydric (HCN) gây độc cho người và động vật, nhưng hàm lượng HCN ở loại sắn đắng cao hơn giống sắn ngọt. Để khử độc phải dùng nhiệt bằng cách đem luộc bóp nhừ hoặc nấu với các loại rau củ khác cho gà ăn. Sắn lát phơi khô do nắng đã khử làm giảm lượng HCN độc, khi đem nghiền trộn thức ăn hỗn hợp lại một lần chế biến, tỷ lệ bột sắn vào thức ăn 5-20% tuỳ loại gà nên nuôi gà tốt. Bột lá sắn khô có thể thay bột cỏ Medicago để nuôi gà con (Viện Chăn nuôi), nếu dùng lá sắn tươi phải nấu chín (mở vung) để khử HCN gây độc.
b) Thức ăn thực vật giàu protein là các loại đậu, lạc có giá trị sinh học cao
+ Đỗ tương: Có tỷ lệ protein cao, trong hạt 36-39%, trong khô dầu 44-47%; trong hạt tỷ lệ dầu 14%, trong khô dầu 1,1-2%. Có tỷ lệ dầu cao nên hạt có năng lượng trao đổi cao 3380-3400 Kcal/kg, trong khô dầu 2250-2850 Kcal/kg. Đỗ tương có tỷ lệ lyzin cao 2,9-3%.
Đỗ tương, khô đỗ tương là nguồn protein thực vật chủ yếu trong khẩu phần thức ăn gà. Dầu đỗ tương bổ sung tăng năng lượng cho thức ăn gà broiler. Trong thức ăn hỗn hợp gà con, gà broiler tỷ lệ đỗ tương rang 15-20%, hoặc khô đỗ tương 30-35%. Cho gà hậu bị, gà đẻ thường dùng khô dầu 15-20% và 24-25% tương ứng, ít khi dùng đỗ tương vì còn nhiều dầu làm cho gà béo. Mùi vị đỗ tương rang, khô đỗ tương thơm ngon, kích thích gà ngon miệng.
Cần lưu ý đỗ tương cũng như một số loại hạt họ đậu có chất độc axit cyanhydric (HCN) ảnh hưởng đến thần kinh, còn có chất kháng men tiêu hoá protein. Do đó, hạt đỗ tương là phải rang lên, hoặc ép dầu và dùng nhiệt khử độc. Nước ta nguồn đỗ tương không nhiều, các công ty, xí nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hàng năm nhập số lượng lớn đỗ tương của Mỹ, ân Độ...
+ Lạc: Nhiều vùng đất màu ở nước ta có diện tích trồng lạc khá lớn. Hạt ép lấy dầu, còn khô lạc là nguồn protein thực vật tốt cho gia súc, gia cầm, khô lạc vỏ ép cả phần vỏ thường nuôi lợn, hoặc cho trâu bò ăn, bón ruộng. Khô lạc nhân có tỷ lệ protein 45-46%, lipid 6-7% (nếu ép thủ công dầu còn 11-12%), xơ 4-5%, năng lượng cao 2900-3000 Kcal/kg. Tỷ lệ pha trộn khô lạc nhân 25-35% vào thức ăn còn khô lạc cả vỏ cho gà lớn ăn với tỷ lệ thấp vì nhiều xơ.
Khô lạc dễ bị mốc sản sinh độc tố aflatoxin, bị ôi, dễ bị oxy hoá, rất độc cho gà làm chết gà con hàng loạt, gà lớn giảm đẻ, trứng không nở nhiều, chết phôi cao. Kho dự trữ phải cao ráo, thoáng, lạc phơi thật khô, còn 9-10% ẩm, ép cho kiệt dầu mới có thể bảo quản dự trữ được tốt.
+ Khô dầu hạt bông có tỷ lệ dinh dưỡng cao hơn các loại hạt ngũ cốc. Khô dầu hạt bông bỏ vỏ có protein thô 37-38%, lipid 8,9%, xơ 9%, năng lượng trao đổi 2539 Kcal/kg, phospho 1,13%, lizin 1,6%, methionin 0,6%. Tỷ lệ khô dầu bông trong thức ăn thường chỉ 15-20% vì xơ cao, năng lượng thấp.
+ Khô cám ép: Cám gạo ép lấy : dầu, còn khô cho chăn nuôi. Trong khô c ám tỷ lệ protein 15%, mỡ 11%, xơ 11,6%, phospho 1,3%, năng lượng 2343 Kcal/kg. Thường dùng cho gà lớn, gà đẻ ăn (vì xơ cao, năng lượng thấp) chỉ 10-12%.
2. Nguyên liệu thút ăn từ nguồn gốc động vật giàu protein
+ Bột cá: chủ yếu chế biến từ cá biển, phơi sấy khô, nghiền nhỏ kích cỡ vừa phải, có tỷ lệ protein cao với đầy đủ hàm lượng các axit min không thay thế, có giá trị sinh học cao. Tiêu chuẩn Việt Nam đã quy định: Bột cá loại I trên 50%, protein, loại II - 45-50%, loại III - 35-45%, độ ẩm 9-10%. Bột cá Kiên Giang, Hải Phòng... loại tốt có tỷ lệ protein 55-65%, năng lượng 2850-2900 Kcal/kg, lyzin 4,8-5,2%, methionin 1,6-1,8%, cystin 0,6-0,8%, canxi 4,5-5%, phospho 2,2-2,5%
(phospho động vật hấp thu đến 100%).
Nuôi gà con cho trộn tỷ lệ bột cá 10-12%, gà dò 6-8%, gà đẻ 7-8%, gà broiler trước khi mổ thịt 3-5 ngày thức ăn không có bột cá để thịt không còn mùi tanh cá.
ở các vùng có ao, ngòi, sông có thể đánh bắt tôm tép, cá v v. đem phơi dự trữ, rồi nghiền giã dần pha trộn vào thức ăn gà theo tỷ lệ vừa đủ cho các loại gà. Khi bảo quản bột cá, cá khô cần có kho thoáng, mát, cao ráo, dành ra 1 khoảnh để bột cá. Tránh ẩm, đề phòng kho ẩm, bột cá dễ nhiễm khuẩn E.coli và Samonella gây bệnh đường ruột cho gà.
+ Bột thịt, bột thịt xương chế biến từ nội tạng, da, thịt dính ở xương, trứng tắc không nở, súc vật mới chết không phải bệnh . . . cho sát trùng, sấy khô, nghiền nhỏ pha trộn vào thức ăn chăn nuôi. Chất lượng bột thịt, thịt-xương gần như bột cá loại tốt. Tỷ lệ protein 55-60% ở bột thịt, 49-50% ở bột thịt-xương và 10% lipid, 2% canxi, 1% phospho, năng lượng trao đổi 2331 Kcal/kg.
+ Bột xương thịt. Chế biến từ xương còn dính ít thịt, còn cả tuỷ có thành phần protein 43%, lipid 3,5%, canxi 14,5%, pho pho 4,5%. Bột xương thịt cho vào thức ăn gà chủ yếu để cân bằng khoáng canxi và phosph 1% cho gà con, 2,5-3% cho gà đẻ.
+ Bột máu được tận thu ở các lò mổ, đem khử trùng rồi sấy khô. Tỷ lệ protein trọng bột máu tương đối cao 80%, lipid 0,6%, năng lượng 2834 Kcal/kg, thường cho 2-3% thay cho bột cá ở thức ăn gà broiler.
3. Nguyên liệu thức ăn từ nhóm rau bèo
Các nông hộ nuôi gà chăn thả ngoài phần gà kiếm mồi, thường cho ăn thêm ngũ cốc: Thóc, ngô, cám, tấm là thức ăn tinh bột; lạc, vừng, tôm tép... là thức ăn giàu protein; rau bèo có nhiều vitamin, là chừng mực giải quyết cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
Rau bèo gồm các loại rau muống, lá su hào, bắp cải, bèo dâu, bèo tấm thái nhỏ trộn vào thức ăn khác cho gà ăn tươi, hoặc có thể nấu chín. Bèo dâu, bèo tấm có thể phơi khô dự trữ cho gà ăn. Bèo dâu có tỷ lệ protein khá cao 37,15mg trong 1g chất khô (trong cám tốt 14,14mg), ở vùng cấy lúa bèo hoa dâu là nguồn protein thực vật cho gia cầm.
Cho gà chăn thả ăn rau bèo đảm bảo các loại vitamin, có thể thay cho bổ sung premix vitamín vào khẩu phần. Khi gà mổ cắn nhau cho ăn thêm rau bèo, bí đỏ v.v...
4. Thức ăn bổ sung
Đang dùng phổ biến premix vitamin và khoáng vi lượng là hỗn hợp trộn sãn các loại vitamin và vi lượng khoáng theo nhu cầu của gia súc, gia cầm theo lứa tuổi, theo sinh lý sinh trưởng, sinh sản, tính năng sản xuất.
- Premix vitamin: Hỗn hợp trộn sãn theo nhu cầu của gà có 13 loại vitamin và chất đệm vừa đủ, gồm vitamin A, D, E, K, B1, B2, B3, B5, B8, B12, cholin, axit folic, piridocin.
- Premix khoáng vi lượng: Hỗn hợp sãn theo nhu cầu của gà 7 loại nguyên tố: Sắt (Fe), đồng (Cu), Kẽm (Zn), ma ngan (Mn), coban (Co), se len (Se) và Iod (I) đều ~ở dạng sulfat, carbonat, hoặc oxid, bổ sung 0,5- 1% vào thức ăn gà.
Hiện nay, các công ty chế biến thức ăn đã phối chế hỗn hợp loại premix vitamin và premix khoáng với nhau thành premix khoáng vitamin gồm các loại cho gà con, gà dò, gà đẻ với tỷ lệ bổ sung vào thức ăn hỗn hợp 0,25- 1% . Premix khoáng vitamin của Nhật chỉ có 1 loại và sử dụng cho mọi loại gà với liều lượng như trên.
IV. Thành phần dinh dưỡng một số nguyên liệu thức ăn
Nguyên liệu chế biến thức ăn có rất nhiều loại từ nguồn thực vật, động vật, men . . . có tỷ lệ thành phần dinh dưỡng khác nhau. Thành phần dinh dưỡng các loại nguyên liệu thức ăn từ nguồn thực vật có sự sai khác nhiều ít phú thuộc vào tính chất thổ nhưỡng từng vùng, mùa vụ trong năm, thời kỳ thu hoạch cho từng loại.cây màu, công nghệ chế biến, quá trình bảo quản dự trữ. Thức ăn động vật như bột cá, bột thịt, bột thịt xương thì tỷ lệ dinh dưỡng phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến như cá sống, cá biển, cá tạp, cá ngon, thịt bò, cừu, nhiều thịt hãy nhiều xương v.v... (bảng).
Bảng: Thành phần dinh dưỡng một số loại nguyên liệu thức ăn (Viện Chăn Nuôi, 1995)
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kỹ thuật chăn nuôi gà ri và gà ri pha - Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn - NXB NN |
blog là nơi hội tụ những niềm đam mê , chia sẽ những kinh nghiệm về gà đá .blog dc sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau
Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012
I. Thức ăn là yếu tố cơ bản trong chăn nuôi gà
Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà
Bệnh do virus gây viêm đường hô hấp làm gà chậm lớn, giảm đẻ, tăng urê huyết và tỷ lệ chết cao. Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Nơi nào nuôi gà theo hướng công nghiệp bệnh càng có xu hướng phát triển cao.
1. Động vật cảm thụ:
Hầu hết các loại gà ở các lứa tuổi đều bị nhiễm bệnh này. đặc biệt là gà tây và gà Leghorn mẫn cảm hơn.
2. Nguyên nhân:
Bệnh gây ra do virus thuộc nhóm Coronavirus có một số Serotype thuộc nhóm này có chung kháng nguyên. Vì vậy nếu con vật bị nhiễm 1 Serotype cũng có thể thu được miễn dịch chống lại sự nhiễm của các Serotype khác. Tất cả các Serotype này đều không gây bệnh tích trong tế bào.
3. Phương thức truyền lây:
- Bệnh lây nhiễm qua hô hấp do con vật hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
- Lây qua thức ăn nước uống do những con vật thải mầm bệnh vào thức ăn nước uống từ dịch nước miếng và thanh dịch ở mũi.
- Lây qua những dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
- Bình thường virus không truyền qua trứng nhưng một số báo cáo gần đây ở một số nước cho biết virus có khả năng truyền lây qua trứng.
4. Triệu chứng:
Ở những gà bố mẹ đã bị nhiễm bệnh hoặc đã được tiêm phòng văcxin IB thì gà con nhận được miễn dịch từ mẹ truyền qua, chống được bệnh ở 2 tuần tuổi. Do vậy từ tuần tuổi thứ 3 trở đi mới thấy phát bệnh với các triệu chứng điển hình như:
- Gà hắt hơi, kêu toóc toóc, thở khò khè, vươn cổ lên thở.
- Gà ăn kém, chậm lớn, xù lông.
- Bệnh nếu ghép với Mycoplasma (bệnh gây viêm khớp, bại liệt) sẽ nặng và kéo dài. Nếu virus xâm nhập vào thận làm cho thận viêm, urê huyết, phân trắng, mào xanh tím, uống nước nhiều, sau đó lại nhả nước từ miệng ra nền chuồng rất nhiều, làm ướt nền chuồng. Chất urat (trắng) chiếm hầu hết trong phân. Thường sau 6-7 ngày gà kiệt sức và chết, tỷ lệ tới 15%.
- Một số đàn có thể nhiễm kế phát cả thương hàn, E.coli nên phân tiêu chảy trắng xanh và loãng.
- Gà đẻ tỷ lệ trứng giảm 10-30% trong 3-4 tuần. Vỏ trứng mền và nhăn nheo (do ống dẫn trứng bị virus tác động kéo dài và gây viêm).
5. Phòng và trị bệnh:
a/ Phòngbệnh:
+) Phòng bệnh bằng vacxin: Dùng vacxin sống nhược độc để phòng bệnh theo phương pháp khí dung, cho uống, nhỏ mắt hay mũi.
Qui trình phòng bệnh:
Lần 1: Lúc 1 ngày tuổi dùng phương pháp phun sương.
Lần 2: Lúc 7-10 ngày tuổi, tiêm dưới da, hay nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống.
Lần 3: Lúc 14 tuần tuổi (dùng cho gà đẻ hậu bị) tiêm dưới da.
- Phương pháp cho uống vacxin nhược độc: Trong nước uống không có chất tẩy và sát trùng. Có thể dùng 250g sữa bột không có kem (chất bơ trong sữa) hoà vào 200ml nước (2,5g/1lít nước) để trung hoà hết các tác nhân diệt virus trong nước. Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, ta cho gà nhịn uống 1-2 giờ trước khi pha vacxin để gà uống hết được số nước có vacxin trong 3-4 giờ sau khi pha. Sau khi dùng vacxin 36 giờ, gà có biểu hiện ho nhẹ (tuỳ thuộc vào chủng chế vacxin), triệu chứng này sẽ hết trong vòng 2 ngày. Cũng có trường hợp xuất hiện triệu chứng ho vào ngày thứ 6 của tuần thứ 2 sau khi dùng vacxin và duy trì 4-5 ngày. Các phản ứng vacxin sẽ chấm dứt trong vòng 10 ngày. Vacxin miễn dịch kéo dài được 2-3 tuần.
- Phương pháp khí dung: Pha vacxin nhược độc phun vào lúc 1 ngày tuổi trong lò ấp trứng. Phản ứng của gà với vacxin cũng giống khi cho uống. Điều quan trọng là các hạt vacxin phải rất nhỏ. Phương pháp này virus có thể tiếp xúc vào mắt, mùi và đường hô hấp sinh ra Interferon, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
- Phương pháp nhỏ mắt và mũi: Mỗi mắt và mũi được nhỏ 1 giọt vacxin nhược độc, virus xâm nhập vào niêm mạc phía sau hốc mắt và niêm mạc xoang mũi, khí quản sẽ tạo miễn dịch như phương pháp khí dung.
- Khi sử dụng vacxin nhược độc phải theo sự hướng dẫn của nơi sản xuất. Đồng thời không được cho gà khoẻ tiếp xúc với đàn gà bệnh (cách ly tuyệt đối) để virus cường độc trong ổ dịch không xâm nhập vào những đàn gà khoẻ mạnh. Vì nếu bị nhiễm virus độc lực cao sẽ làm tăng khả năng phát bệnh ngay sau khi chủng ngừa vacxin nhược độc.
+) Dùng vacxin vô hoạt OVC-4 có chất nhũ dầu phòng tổng hợp 4 bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, dịch tả, hội chứng giảm đẻ và hội chứng sưng đầu do công ty Rhone Mérieux-Pháp sản xuất.
- Tiêm cho gà khoẻ mạnh trước khi đẻ 2-4 tuần với liều 0,3cc/con.
+) Phòng bệnh bằng vệ sinh:
- Vệ sinh và xử lý chuồng trại, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống định kỳ.
- Không nên nhốt chung gà khác lứa tuổi với nhau cùng một chuồng nuôi.
b/ Trị bệnh:
- Dùng kháng sinh có phổ rộng để điều trị các vi khuẩn kế phát ở đường hô hấp như Mycoplasma, E.coli, Pasteurella, Staphylococcus,…Những kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn tốt như Tiamulin, Spiramycin, Tylosin, Lincomycin, Erythromycin, Chlotetracyclin pha vào nước uống hoặc tiêm liên tục 3-5 ngày. Thuốc có tác dụng ngăn cản nhiễm trùng kế phát.
- Trong trường hợp urê huyết: ta phải tăng nhiệt độ sưởi ấm trong chuồng nuôi. Đồng thời giảm lượng protein động vật (bột cá) trong thức ăn, đưa các chất điện giải (dung dịch axit amin, đường và chất khoáng tổng hợp) hoà vào nước cho gà uống liên tục 5-7 ngày, mục đích để giảm urê huyết, làm tăng khả nănghồi phục cơ thể.
Lưu ý: Khi dùng các chất điện giải cho uống kéo dài sẽ làm cho gà tiêu chảy. Đặc biệt những gà không bị urê huyết thì tỷ lệ tiêu chảy càng tăng.
Â
(Nguồn: NXB Nông nghiệp )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)