Powered By Blogger

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Lẽ Âm Dương

Với mục đích đi tìm tòi học hỏi các kinh nghiệm va kiến thức các thế hệ trước đã để lại cho chúng ta trong nghệ thuật chơi gà nòi nhờ thế chúng ta có thể hiểu biết thêm được các net hay đep cua trò chơi cổ truyền này tôi xin đưa ra vài nhận định về Kinh Kê có liên quan đến các thuyết Âm Dương va Ngũ Hành . Cũng có thể các suy nghĩ của tôi trùng hợp với các điều đã được viết ra va được tàng trữ trong Tàng kinh Các nhưng vì tôi là thành viên mới chưa được vào đó tham khảo nên tôi không thể tránh được điều này , mong các bạn thông cảm nếu trường hợp đó xẩy ra . 
Rất mong được sự góp ý của các bạn. 

PHẦN 1 *********** 

LẼ ÂM DƯƠNG TRONG NGHỆ THUẬT ĐÁ GÀ 


Trước phân văn võ làm đầu, 
Kim, mộc, thủy, hoả, thổ hầu phân minh. 
Ngũ thể là ứng ngũ hành 
Tương sanh, tương khắc cho đành can chi. 

Kinh kê : Tả quân Lê văn Duyệt 


Ngay trong phần đầu của Kinh kê Đức Tả Quân có viết về ngũ hành trong thuật đá gà như trên , đây là các lời khuyên đầu tiên cho các người muốn bước vào nghệ thuật Đá gà . 
Trong nền văn hóa cổ của Trung Hoa va Việt Nam thì thuyết Âm Dương va Ngũ hành sinh khắc là có các vai trò quyết định trong hầu hết các sinh hoạt của cá nhân cũng như xã hội : 
Vua lên ngôi cũng dùng Âm Dương va Ngũ hành để chọn ngày tháng tốt và gờ hoàng đạo , chọn vợ gả chồng cũng phải so đôi tuổi cho có xứng hợp theo ngũ hành , xây cất nhà cửa , khai trương cửa hàng , chọn hướng xuất hành ngày đầu năm , thâm chí có người sơn nhà cửa cũng chọn màu cho hợp với hành của mình , giường ngủ cũng phải kê đung hướng cho có lợi.Trong khoa bói toán Tử Vi va ngay cả nền y học cổ truyền được xây dựng trên thuyết âm dương va ngũ hành . Tả quân Lê văn Duyệt là người văn võ toàn tài nên ông đã phân giải về ngũ hành cặn kẽ trong nhiều đoạn khác nhau rải rác trong Kinh Kê . Hội Gà nòi Việt Nam cũng đã có phần đề cập đến , hơn nữa rải rác trên diễn đàn các hội viên đã nhiều lần đưa ý kiến và cùng nhau thảo luận…..Thuyết ngũ hành được nói đến nhiều trong khi ấy ta không tìm thấy phần nói đến thuyết Âm Dương kể cả trong Kinh kê mặc dầu thuyết Âm dương lại là thuyết căn bản đầu tiên thường được xét đến và thuyết Ngũ Hành là phần bổ túc cho thuyết Âm Dương và sự ứng dụng của hai thuyết ấy không thể tách rời để chỉ dùng 1 trong 2 . Câu hỏi được đặt ra ở đây là : vì sao có sự kiện ấy , phải chăng có sự quên lãng hay thuyết âm dương thật sự không cần thiết trong nghệ thuật đá gà hay còn một lý do nào khác chăng ? Để đi tìm giải đáp cho câu hỏi này tôi thiết nghĩ chúng ta cần nói qua vài điều căn bản về thuyết Âm Dương sẽ được tôi trình bầy trong bài số 2 .



PHẦN 2 


THUYẾT ÂM DƯƠNG 

Có thể nói mọi vận chuyển trong vũ trụ đều bị chi phối bởi “ nguyên lý tương đối “ hay nói một cách khác “ nguyên lý lưỡng cực sinh kháng “ như được trình bầy dưới đây : 
• ý niệm về lạnh chỉ có khi có ý niệm về nóng và ngược lại . Lạnh chỉ có thể cảm thấy được là so nó với nóng nếu không có nóng thì sẽ không biết được thế nào là lạnh ! 
• tương tự như thế là các lưỡng cực khác như : 

• NHANH so với CHẬM 
• ĐÓI so với NO 
• CỨNG so với MỀM 
• TĨNH so với ĐỘNG 
• XẤU so với ĐẸP 

Các cực đối nghịch nhau ( kháng ) trong các thí dụ trên lại cần có nhau để tồn tại ( sinh ) vì thế mới được gọi là lưỡng cực sinh kháng . Người Trung Hoa từ ngàn xưa đã khai triển nguyên lý lưỡng cực sinh kháng thành một hệ thống triết lý YIN – YANG giải thích sự tạo thành của vũ trụ , giải thích mọi đông lực và biến chuyển trong vũ trụ . Nói một cách đơn giản ta có thể tóm lược thuyết ÂM DƯƠNG này qua các nhận định sau : 

• Âm và Dương là hai cực luôn luôn đối kháng không và từ đó làm vũ trụ phát triển không ngưng. 
• Âm và Dương tồn tại song song không bao giờ chỉ có âm mà không có dương và ngược lại . 
• Trong Dương có Âm và trong Âm có Dương . Khi Dương cực thịnh thì Am cực suy và khi Âm cực thịnh thì Dương cực suy . Âm Dương quân bình là tình trạng tốt đẹp mọi việc suông sẻ , hài hòa ….Khi sự quân bình Âm Dương bị mất đi thì sẽ có sự vận chuyển tranh chấp giừa Âm và Dương để sự quân bình được tái lập . 

Bên cạnh các điều căn bản trên , thì vật chất và các biến chuyển trong vũ trụ lại được phân loại theo Âm và Dương mà bảng dưới đây là một ví dụ 


THUỘC VỂ ÂM **** THUỘC VỀ DƯƠNG 

Ban đêm ************ Ban ngày 
Mặt trăng ************ Mặt trời 
Nữ giới ************** Nam giới 
Yên tĩnh ************* Hoạt náo 
Mãn tính ************* Cấp tính 
Trống trải ************ Tràn đầy 
Lạnh **************** Nóng 
Gấp lại , thu lại ******* Trải ra , bung ra 
Hướng lên *********** Hướng xuống 
Mềm **************** Cứng 
Uyển chuyển ********* Cứng nhắc 
Bên trong *********** Bên ngoài 
Bên phải ************ Bên trái 
Ướt **************** Khô 
Phòng thủ *********** Tấn công 
Chậm*************** Nhanh 
Nước **************** Lửa 
Mặt trắng ************ Mặt đỏ 




Đọc đến đây chắc có bạn sẽ tự hỏi : có sự liên hệ nào giữa thuyết Âm Dương với quyển Kinh Kê và nghệ thuật đá gà chăng ? xin các bạn đọc tiếp trong phần 3 của loạt bài này .



PHẦN 3 


VIỆC DÙNG CÁC CHỮ VĂN VÕ VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG QUYỂN KINH KÊ. 


Nếu chúng ta xem lại bảng phân loại theo Âm Dương của các vật chất , đặc tính và hiện tượng liệt kê trên bảng ở phần 2 chúng ta sẽ nhận thấy : 

Âm tiêu biểu cho cái gì nhẹ nhàng , uyển chuyển , trầm tĩnh , dẻo dang , phong nhã , thâm trầm , sâu sắc , kín đáo , bảo thủ …. 

Dương tiêu biểu cho cái gì mạnh bạo , cứng nhắc , thần tốc ,oai phong , phô trương , áp đảo . chinh phục 

Tóm lại ở cực Âm ta tìm thấy cá tính của Nữ giới và ở cực Dương ta tìm thấy cá tính của Nam giới . Nếu tiến xa hơn nữa đi ra khỏi vấn đề giới tính ta có thể tìm thấy ở Âm hình ảnh và cá tính của một Văn quan và ở Dương hình ảnh và cá tính của một Võ quan . 

Tả Quân Lê văn Duyệt tài kiêm văn võ dĩ nhiên ông không bỏ qua phần phân giải Âm Dương trước khi luân về Ngũ Hành sinh khắc , thật thế bắt đầu Kinh kê ông đã viết : 

Trước phân văn võ làm đầu 
Kim mộc thủy hỏa thổ hầu phân minh 

Như vậy chúng ta có thể giải thích thế nào về việc trong câu thơ đầu trên và trong tất cả quyển kinh kê Tả quân đã dùng : 

Chữ Văn thay cho Chữ Âm của thuyết Âm Dương 
Chữ Võ thay cho Chữ Dương của thuyết Âm Dương 

Theo thiển ý của tôi có thể do 2 lý do : 

1 * Gà trống tự bản chất đã là Dương , vì thế theo luật âm dương ta sẽ có một con gà trống = dương Dương và một con gà trống = dương Âm , con gà “dương âm” này có thể gây phiền toái cho người đọc . 
2 * Việc xử dụng ý niệm về Văn ( quan ) và VÕ ( quan ) sẽ cho người đọc nhiều ấn tượng rõ ràng hơn về hình dạng tướng mạo , tác phong và cả lối chiến đấu của con gà Văn ( âm ) cũng như con gà VÕ ( dương ) . Các điều này sẽ được trình bầy trong các phần sau của bài viết . 

PHẦN 4 



LẼ ÂM DƯƠNG TRONG VÕ THUẬT 



Đọc trong các sách của các võ phái hay các bài viết về võ thuật chúng ta thường thấy các từ ngữ “ Âm nhu “ và “ Dương cương “ hoặc Nhu thắng Cương , Nhược thắng Cường …. từ ngàn xưa như vậy Âm và Dương cũng đã được nói nhiều trong võ thuật.. 
Nếu có dịp được xem các sư chùa Thiếu Lâm thảo bài La Hán Quyền , một trong các bài quyền nhập môn của môn phái Thiếu Lâm , chúng ta có thể thấy các thế võ rất giản dị chân phương không hàm chứa các biến thế phức tạp , kỳ bí , hiểm hóc ; nhưng mỗi thế đõ hay đánh ra có uy lực rất mạnh mẽ như chém đinh chặt sắt , ai bị trúng đòn có thể bị gẫy xương đổ máu như chơi . Bài quyền “ Dương cương “ này chứa đựng tính chất chân thật hợp với đạo lý của người tu hành thật thích hợp cho các nhà sư vốn đã thuần dương , uy lực của nó dựa trên sự tận dụng tối đa năng lượng được sử dụng trong mỗi thế đánh ở đó mọi động tác thừa được loại bỏ va kết quả là các đường quyền tuy không hoa mỹ nhưng các thế công và thủ nhanh và rất mạnh nhắm thẳng vào mục tiêu.. 



Hiện nay trên công viên ở trong nước hay bên Trung Hoa , sáng sáng thường có nhiều người cùng nhau tập luyện các động tác rất chậm rãi , nhẹ nhàng và mềm mại ,tưởng và không vận dụng một chút công sức nào ! thoạt nhìn ta có thể nghĩ rằng họ tập múa , thật ra họ đang tập luyện một bài quyền rất nổi tiếng bài “ Thái Cực Quyền “ . Giá trị của bài quyền này đã được ca tụng từ lâu , uy lực của nó dựa trên sự tiếp sức mạnh trong đòn đánh của địch thủ dùng các đường quyền của mình chuyển vận và làm cho nó mạnh lên thật nhiều rồi đánh trả ngược lại địch thủ tóm lại địch thủ đánh ra càng mạnh thì họ nhận lại đòn phản kích càng nặng hơn 


Tôi đã đưa ra hai bài quyền như các thí dụ về Dương Cương va Âm nhu trong kho tàng võ học cổ xưa , còn võ học hiện đại thì sao xin được tóm lược một vài môn võ nổi tiếng xuất phát từ một vài quốc gia : 


Từ Nhật bản được biết đến nhiều nhất là các môn phái 

• Không thủ đạo = Karate do : Để phát triển tối đa hiệu năng các thế công , thủ , tiến thoái được gạn lọc loại bỏ tất cả các động tác du thừa nhằm đạt được thời gian ra đòn nhanh nhất và súc mạnh lớn nhất . Trong nhiều cuộc biểu diễn các võ sỹ môn phái này với sống của bàn tay họ có thể chặt gẫy các cổ chai bia . Trong các cuộc thi lên đai các thí sinh phải dùng tay , chân hay đầu để phá võ gỗ , gạch , ngói … 
có thể xếp nói môn phái này thuần Dương cương .chủ về dùng sức mạnh và tấn tương hợp với chữ võ trong Kinh kê . 

• Aikido môn phái này thuần về phòng thủ chuyên dùng các thế chụp bắt tay địch thủ để vặn các khớp xương và quật địch thư xuống đất và sau đó khóa hay bẻ các khớp xương . Xem các thế phản công của Aikido thật nhẹ nhàng nhiều khi như múa nhưng đòn thế rất kiến hiệu , chỉ cần bị lãnh một đòn là địch thủ có thể bị bẻ sái hay gẫy các khớp xương và bị loai khỏi vòng chiến . Có thể coi Aikido tiêu biểu cho thuần Âm nhu tương hợp với VĂN của kinh kê 


* Nhu Đạo :Chuyên nắm áo hoăc tay của đối thủ rồi dùng phương pháp đòn bẩy để vật . địch thủ xuống đất rồi dùng các thế khóa để kạ địch thủ . 

• Jiu Jitsu : chuyên về vật địch thủ xuống đất như nhu đạo rồi dùng cách khóa cổ ,khóa tay hoặc bẻ các khớp xương tuy họ không dùng nhiều sức nhưng toàn tấn công cào chỗ yếu của địch thủ nân rất kiến hiệu. 

Nhu đạo và Jiu Jitsu đều có thể xệp vào loại Âm nhu. 


Từ Đại Hàn đến có các môn võ 

* Taekwondo = Thái cực đạo .Môn võ này có các lối đánh tay hay các thế đá có nhiều 
điểm giống hao hao với Karate , điểm khác biệt rõ ràng nhất nằm trong kỹ thuật đá : 
do cách đá tử hông ra cú đá của Taikwando rất thần tốc và nặng đòn . Tóm lại dây 
cũng là một môn võ Dương cương 
• Hapkido : Môn võ này vô cùng độc hại tập hợp bới các thế võ để loại địch thủ 
( đánh chết hay tàn phế ) trong chớp nhoáng , đòn không dựa thuần túy vào sức mạnh nhưng đánh toàn vào chỗ hiểm hay các tử huyệt …Có thể nói Hapkido thuộc vào nhóm Âm nhu . Vì Hapkido quá độc hại nên môn võ này không được truyền dậy rộng rãi . 



Ngoài ra còn môn Quyền Anh và Muai Thai đều có thể được xếp vào nhóm Dương Cương . 



Trong Kê kinh Tả quân có viết Văn thắng Võ , nếu sự hiểu biết của tôi vể sự tương đồng giữa VĂN=ÂM va VÕ = DƯƠNG thì ta có thể diễn dịch Văn thắng Võ thành 
Âm nhu thắng Dương Cương . Trên thực tế chúng ta có thể chứng minh được điều này không ? tôi xin kể câu chuyện về phái võ Brasilian Jiu Jitsu . 

Carlos Gracie sinh năm 1901 thoạt đầu ông theo học Nhu đạo tai Nhật và rất nổi tiếng tại đó sau này ông chuyển sang Jiu Jitsu .Về nước ông sáng lập môn phái Jiu Jitsu với các kỹ thuật vật , bẻ tay bẻ chân , khóa siết cổ …đã được cải biến theo kinh nghiệm của mình , môn phái này mở trường đào tạo môn sinh và được gọi là Brasilian Jiu Jitsu . Để luôn luôn cải tiến va thử nghiệm sự hiệu quả của môn võ của mình Carlos Gracie phụ trách trông coi trường và cử 4 người em mình đi dự các cuộc tranh tài chính thức cũng như đến các trường dậy võ khác để khảo nghiệm võ học . Người chuyên trách về vấn đề này là người em út Helio Gracie sinh năm 1913 ông này cho đến khi ông qua đời chỉ chiến bại 2 lần 1 lần thua một người Nhật va lần kia ông thua 1 người học trò cũ năng hơn ông 30 Kg trong một trận đấu mà cho đến nay vẫn là trận đấu lâu nhất thế giới kéo dài trên 2 giờ đồng hồ , ngay sau khi ông thua con trai ông mới được 19 tuổi lên thách đấu kẻ đã hạ bố mình , người con chiến thắng và sau đó đã thu nhận địch thủ làm học trò . Tổ sư sáng lập môn phái Carlos Gracie là người nhỏ nhắn nhất trong năm anh em , trong võ nghiệp của ông ông chưa từng chiến bại kể cả với các người em to lớn và khỏe hơn ông nhiều ! 
Ở những năm đầu môn phái Brasilian Jiu Jitsu chỉ thử sức với các võ đường Judo va Jiu Jitsu khác nhưng sau khi đã chiếm được ưu thế tuyệt đối họ muồn thử thách các môn võ khác , trong các thập niên sau này họ đã khởi xướng các cuộc đấu võ tự do , tất cả mọi người , mọi phái võ đều có thể tham dự . Luật thi đấu chỉ cấm 3 điều : 
• Cấm móc mắt 
• Cấm tấn công vào hạ bộ 
• Cấm cắn 
Ngoài ra khi địch thủ đứng hoặc ngồi hay nằm mình đều được tấn công và bằng mọi cách : đánh cùi chỏ , lên gối .đá , đạp ,nắm tóc , đấm …vv… đều được cả , tóm lại đây là một cuộc chiến đấu có tính các toàn diện mọi phái võ đều có thể dùng các đòn thế của môn phái và vận dụng ưu điểm của võ phái mình để thủ thắng , và như thế người vô địch có thể nói là có tài năng không ai có thể chối cãi được .. 
Ngoài ra cuộc đấu không được chia ra các hạng theo thể chất : tầm vóc hay cân lượng, sự khác biệt về trọng lượng của hai võ sỹ tham dự có khi lên đến 70 , 80 Kg, cao thấp hơn nhau đến 2 đầu người là chuyên rất thường…. Cho đến nay qua các băng hay đĩa tôi đã xem tôi thấy có sự tham dự của các võ sỹ Quyền Anh , Karate , Jiu Jitsu , Taekwondo , Judo và một số các môn võ ít tên tuổi hơn … 


Kết quả của các cuộc tranh tài trên ra sao ? Trong suốt thập niên sau cùng này các anh em nhà Gracie của thế hệ trẻ hiện nay đếu lần lượt lãnh chức vô định khống chế các võ đài nhiều nơi trên thế giới , đáng chú ý là người anh lớn của họ đã đụng độ với võ sỹ của hầu hết các môn võ khác trên dưới 30 trận và cho đến nay vẫn chưa một lần chiến bại . 

Câu hỏi được đặt ra là Môn Jiu Jitsu Ba Tây một môn võ thuộc loại ÂM NHU mà quả đấm cụa họ chắc chắn không bằng các võ sỹ Quyền anh hay karate , Cú đá của họ không bằng các võ sỹ Taikwondo , Karate hay Muai Thai , Vật nhau họ không bằng võ sỹ Sumo hay các môn Đô vật âu mỹ vậy bằng cách nào họ đã thắng được các võ sỹ của các môn võ trên để chiếm địa vị độc tôn ? 

Câu trả lời rất giản dị : 

Trái với các môn võ DUONG CƯƠNG đã lấy cương chống cương bằng cách đấm đá , giật cùi chỏ , lên đầu gối … :nhanh hơn , mạnh hơn , chính xác hơn và nhiều hơn để thủ thắng các võ sỹ Brasilian Jiu Jitsu dùng sở trường của mình đánh vào sở đoản của đối phương các võ sỹ Brasilian Jiu Jitsu khi lâm trận họ không đấm , đá …. Trái lại họ tìm cách bắt chân hoặc ôm vât đẩy đối thủ cùng nằm xuống đất , ở vị trí nằm này các đòn đá chân và đòn đánh tay rất khó thi triển va nếu có đánh được thì cũng nhẹ đi nhiều lắm không còn sức công phá làm địch thủ KO ngay như khi ra đòn lúc đứng . Các võ sỹ Dương cương như vậy phải chiến đấu bằng sở đoản của mình . Một khi đã cùng địch thủ chiến đấu ở thế nằm dưới đất các võ sỹ Brasilian Jiu Jitsu dùng sở trường của họ để : bẻ các khớp xương ở :tay , chân khiến địch thủ phải đầu hàng nếu không muốn gầy tay chân , hoăc họ dùng các thế khóa làm địch thủ nghạt thở và bị ngất sỉu chỉ sau vài giây … 


Bài này tôi viết chỉ để phân giải Âm Dương trong võ thuật , tôi không có ý tâng bốc hoặc coi thường môn võ nào . Mỗi môn võ đều có cái hay và cái dở của nó , thuyết tương đối ở đây vẫn có giá trị vì nếu xét về song đấu Jiu Jitsu có thể rất kiến hiệu nhưng nếu một mình phải chống trả với nhiều đối thủ cùng một lúc thì Jiu Jitsu phải bó tay trong khi đó Aikido và các môn võ dương cương kia kiến hiệu hơn.Tóm lại điều tôi muốn nêu lên là : 
Nhu có thể thắng Cương 
Nhược có thể thắng Cường 
Âm nhu có thể thắng Dương Cương 
Và con gà Văn thắng con gà Võ theo như Kinh kê đã viết , nhưng thắng bằng cách nào ? chúng ta cùng thử đi tìm hiểu trong các bài sau .





PHẦN 5 



THỬ SUY NGHIỆM VỀ THẾ ĐÁ CỦA CON GÀ VÕ VÀ CON GÀ VĂN . 


Quay lại bảng liệt kê và phân loại tính chất của Âm và Dương ở phần 3 và dựa trên đó hình dung ra cách đá của con gà Võ ( Dương cương ) và Văn ( âm nhu ) Tôi đi đến các nhận định sau : 

• Bảng Dương với các yếu tố : 
-
- Nhanh nhẹn và tấn công sẽ đưa đến việc gà Võ nhập trận sẽ ra đòn trước 
- Mạnh : # ( như trên ) # dùng lực ăn miếng trả miếng 
- Nóng và nhanh nhẹn … # ( như trên ) # bị trúng đòn là quyết trả đòn 
- ngay không chậm trễ 
- Cứng nhắc........................# ( như trên ) # không thay đổi chiến thuật theo 
- từng tình huống hay theo từng 
- đối thủ lúc nào đá cũng như vậy. 
Hoạt náo……………… # ( như trên ) # ra trường đấu luôn luôn linh hoạt 
- túc mái vỗ cánh hoặc gáy giữa các 
- ôm 
- Hướng xuống …………..# ( như trên ) # đá dàn trên,tấn công từ trên xuống : 
- đầu , cổ là mục tiêu chính , ngoài 
- ra cũng đôi khi đá ngực. Con gà Võ 
- đánh chắc đòn , có nắm mới có 
- đánh 


• Bảng Âm với các yếu tố : 

- Chậm và phòng thủ sẽ đưa đến việc gà Văn nhập trận trong thời kỳ xạ , nạp thường 
- né đòn và xem xét đòn thế của địch , 
- địch đá 2,3 chân nó mới đá 1 chân. 
- Yếu …………………# ( như trên ) # không thuần túy dùng sức mạnh , 
- mà dùng các đòn hiểm độc 
- Lạnh và chậm……… # ( như trên ) # không bị lôi kéo vào nhịp độ ra đòn 
- của đối thủ bình tĩnh tìm cơ hội của 
- mình 
- Uyển chuyển……….. # ( như trên ) # thay đổi lối đá theo tình huống , 
- địch quá mạnh thì tránh né và phản 
- đòn khi địch bị yếu quay ra tấn 
- Công 
- Trầm tĩnh……………# ( như trên ) # dù có sung sức cũng vẫn trầm tĩnh 
- không loạn đả để bị ăn cựa ( sắt ) 
- chết oan . 
- Hướng lên………… # ( như trên ) # vì đá có chiều hướng hướng lên tất 
- nhiên con gà Văn đá dàn dưới vừa 
- để khóa thế công của địch , vừa tìm 
- đá các thế địch không phản kích nó 
- được . Gà Văn đá rất linh động nên 
- đòn thế cũng nhiều : đá vỉa, mã kỵ 
- đá quăng , kéo xe ,độn thổ . Nó tấn 
- công : lưng , cần cổ từ sau tới , gáy 
- và hầu từ bên hông và dĩ nhiên cũng 
- có lúc đánh cổ và mặt từ khi trực 
- diện . 


Sự thắng thua trong một độ gà tùy thuộc rất nhiều yếu tố tôi xin được nói đến trong một bài khác nhưng ngay đây tôi muốn nói không phải con gà Văn nào cũng thắng con gà Võ . Một con gà Văn tầm thường sẽ bị một con gà Võ hay cho tử mạng xa trường sau vài ba ôm . Kinh kê nếu có nói con gà Văn thắng con gà Võ dĩ nhiên ta phải hiểu ngầm là với các điều kiện : 
Tầm vóc , trọng lượng và sung sức tương đương nhau …và khi ấy sự khác biệt còn lại giữa 2 con gà là phương cách chiến đấu hay nói một cách khác đi :” Con gà đá thế sẽ thắng con gà đá lực “ , điều này xét ra cũng hợp lý vì gà Võ nếu đá có mạnh gấp đôi gà Văn mà không đụng được vào gà Văn cái mạnh đó cũng vô ích ngược lại gà Văn đá dù có nhẹ nhưng cứ trúng đều đều thì kết quả ra sao chắc ai cũng thấy.. 


Trong Âm có Dương , trong Dương có Âm như vậy không có con gà 100% Văn hoặc 100% Võ ,Tùy theo phần Văn/ Võ hiện diện nhiều hay ít trong mỗi con gà mà các đặc tính khi chiến đấu đã được nêu lên ở trên của con gà có thay đổi vì thế việc đoán thế đá của con gà trở nên phức tạp lại chính vì cái phức tạp này làm đã mang lại niềm thích thú cho nhiều người . 



PHẦN 6 

NHẬN DIỆN CON GÀ THUẦN VĂN , THUẦN VÕ VÀ GÀ 
PHA VĂN VÕ 

Rải rác trong kinh kê có những đoạn phân loại 3 con gà : văn , võ và pha văn võ dựa trên các đặc tính về lông , mầu lông , mòng , chân , cựa …. và sau cùng là các câu thơ nhận diện tổng hợp về các con gà này . Để bạn đọc có một hình ảnh bao quát , toàn diện về chân dung của các con gà văn, võ và pha văn võ tôi làm bảng tổng hợp dưới đây , nếu có điều gì sai xót rất mong được sự bổ túc của các bạn đọc . 


1/ THUẦN VĂN 

• Mã kim nho nhỏ không to 
• lông thời cho ướt thật là thuần văn 

* Bất câu xanh , xám , ó , vàng 
một mình năm sắc rõ ràng kinh văn 

• Mồng dâu mồng lá văn gia 
• Mồng khế mồng trốc rõ ràng văn khoa 

* Bất câu xanh, xám, trắng ngà 
đường đất cho nhỏ vẩy mà cho trong 
ngón dài thất nhỏ tốt hơn 
cựa kim đóng thấp thật chân văn toàn 

* Còn như đại giáp bàng khai 
đường đất như chỉ thật là văn khoa 


* Vai gà vừa phải là văn tướng 




* Mô tả tổng quất con gà Văn 

Bất cứ ô tía xám vàng 
Hãy xem cho kỹ lườn ngang lườn tầu 
Cổ cần một đoạn liền nhau 
Mỏ suôi đuôi phụng mồng dâu mình dầy 
Hai bên cách biệt hai vai 
Vẩy thời cho mỏng chân thời phân ba 
Đường đất như chỉ đóng xà 
Cựa kim đóng thấp thật là tài năng 
Cần tròn hay quạt hay quăng 
Đùi thời đùi ếch mắt thêm hỏa hồng 
Cần thời cho khuyết làn song 
Lườn sâu xương nặng sắc trông như thần 
Cho hay là thế VĂN THUẦN 
Địch cùng VÕ THỂ MƯỜI PHẦN NÊN CÔNG. 









2/ THUẦN VÕ 

* Phép lô văn võ kể ra 
Mầu khô mã lại thật là võ tinh 

* Mồng sung mồng lỗ võ quan 


* Khai vương đóng thấp khô khan 
chân gà như chết võ toàn chẳng sai 


* Hai chân vẩy úp no mà 
Đường đất nó lớn ấy là võ tinh 


*Cựa mà có tướng trung huyền 
sắc lông như đá võ toàn chẳng sai 


* Cựa đao mà lớn đóng ngay 
coi thời cho biết nó là võ khoa 


* Vai gà rộng là võ tướng 



* Mô tả tổng quát con gà Võ 

Con nào đầu lớn khô lông 
Hình dung vuông tượng chân thời phân ba 
Khít câu hồng rộng đã là 
Mồng trích mã thấp cựa thì lại vuông 
Mắt thời lớn cả ngoài khuôn 
Vẩy thời thô kệch hình dung VÕ TOÀN 
Đá thì đông địa kinh thiên 
SO CÙNG VĂN THẾ THỦ THÀNH ĐẶNG ĐÂU 

3/ GÀ PHA VĂN VÕ 

* Mồng trích mồng trập văn hòa võ quan



CẶP CỰA NHẬT NGUYỆT luận theo thuyết ÂM DƯƠNG . 

















Cặp cựa của một chiến kê có 1 cái mầu trắng và 1 cái mầu đen thì gọi là cặp cựa NHẬT NGUYỆT . Chiến kê có cặp cựa này thường được ca tụng là gà hay nhưng hay thế nào va thế đá của nó ra sao thì không được đề cập đến , trong bài này tôi sẽ dùng thuyết Âm Dương để thử tìm lời giải đáp cho các câu hỏi trên . 


Theo thuyết âm dương thì Nhật là ban ngày là mặt trời và mang tính cực Dương 
Nguyêt là ban đêm là mặt trăng và mang tính cực Âm 


như vậy Nhật và Nguyệt nằm ở 2 cực của cặp “ lưỡng cực sinh kháng “ chúng đối “ kháng “ nhau về bản chất nhưng ở gần nhau chúng lại kết hợp với nhau “ sinh “ ra sự vật . Thật vậy khoa học cũng đã chứng minh cho ta điều này : 


Minh chứng 1 : 

• Nếu ta nối một bóng đèn với 2 cực dương của dòng điện ( cũng thường gọi là 2 giây nóng ) hoặc ta nối bóng đèn với 2 cực âm của một dòng điện ( cũng thường gọi là dây nguội ) thì bóng đèn sẽ không tỏa ra ánh sáng . 
• Nếu ta nối bóng đèn với 1 cực âm VÀ 1 cực dương của một dòng điện 
bóng đèn sẽ cháy sáng 

Tóm lại âm + âm va dương + dương chẳng sinh ra cái gì hết 
Nhưng âm + dương = SINH ( trong trường hợp này là ánh sáng ) 


Minh chứng 2 : 

• Gà trống + gà trống = 0 gà con 
• Gà mái + gà mái = 0 gà con 
• Gà trống + gà mái = một bầy gà con 
• Bầy gà con + bầy gà con = vô số gà con tăng theo cấp số nhân ! 
Tóm lại sự kết hợp của âm với dương sinh ra sự vật và cứ thế tiến triển không ngừng …..cho đến lúc nào đó thế quân bình bị phá vỡ …. 



Tôi xin kể các bạn nghe một kết hợp “ sinh kháng “ lý thú của cặp Nhật với Nguyệt trong khoa bói Tử Vi . 

Theo khoa Tử Vi các sao Nhật và Nguyệt chỉ nằm chung ở cung Sửu và cung Mùi : Đây là cách Nhật Nguyệt tịnh minh ( tịnh minh = ít sáng ) cách này không tốt nếu cung Mệnh hay cung Quan lộc đóng tại đó vì thế mới có câu phú tử vi : 

Mấy người bất hiển công danh 
Bởi chưng nhật nguyệt đồng thanh Sửu Mùi 

Vì sao không tốt và có liên quan gì đến thuyết Âm Dương , xin giải thích 


1/Giải thích theo thiên văn : Cung Sửu là từ 1 đến 3 giờ đêm lúc ấy mặt trăng đã bắt đàu tàn và mặt trời thì còn chưa ló dạng, trong khi cung Mùi là từ 1 giờ đến 3 giờ trưa măt trời bắt đầu về chiều và măt trăng cũng chưa ló rạng vì thế Nhật và Nguyệt kết hợp ở 2 vị trí này không đem đến ánh sáng huy hoàng rực rỡ ! 

2/ Giải thích theo Âm Dương ngũ hành ta sẽ phân giải riêng biệt từng sao ở 2 cung sửu và Mùi theo Âm Dương va Ngũ hành : 

Sao NHẬT = THÁI DƯƠNG là sao Dương và có hành Hỏa 
Sao NGUYỆT = THÁI ÂM là sao Âm và có hành Thủy 
Cung Sửu và cung Mùi đều là cung ÂM và có hành Thổ 


Bây giờ ta xét sao Nguyệt theo Âm Dương va Ngũ Hành 

* Xét về Âm Dương : Nguyệt là sao âm đóng ở cung Sửu và cung Mùi đều là cung Âm nên hợp cách 
• Xét về Ngũ hành : Nguyệt là sao Thủy đóng ở Sửu và Mùi đều có hành 
Thổ , vì thổ khắc Thủy vậy sao Nguyệt ở vào chỗ mình bị khắc nên 
phá cách không tốt . 


Xét qua sao Nhật theo Âm Dương và Ngũ Hành 

• Xét về Âm Dương : Nhật là sao Dương nay đóng tại cung Sửu và cung Mùi đều là cung Âm . Sao Dương đóng ở cung âm là nghịch lý không tốt . 
• Xét về Ngũ Hành : Nhật là sao Hỏa đóng ở cung Sửu và cung Mùi đều có hành Thổ . Vì Hỏa sinh Thổ vậy sao Nhật đóng ở chỗ nó phải sinh cho chỗ đó ( sinh xuất ) nên bị tiêu hao sinh lực sức mạnh yếu kém đi 
• không tốt 

Tóm lại ở 2 vị trí của cung Sửu va cung Mùi các Sao Nhật và Nguyệt về cả 2 phương diện Âm Dương va Ngũ hành đều bị khắc phạm nên không tốt vì thế người có cung Mệnh hay Quan lộc đóng ở đây không lam nên công danh sự nghiệp lớn được . 
.TUY NHIÊN CÓ MỘT NGOẠI LỆ VÀ TA CÓ THỂ DÙNG TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ NÀY ĐỂ LÝ GIẢI CẶP CỰA NHẬT NGUYỆT CỦA MỘT CHIẾN KÊ ! NGOẠI LỆ ĐÓ LÀ : 

Cũng là Nhật Nguyệt cùng đóng ở cung Sửu hay Mùi nếu được cung Tài Bạch ở đó thì có thể buôn bán làm thương mại thành công và giầu lớn! 

Xin giải thích : như đã được nói ở trên : 

Âm + Dương = sinh 
Gà trống ( dương ) + Gà mái ( âm ) = đàn gà con 

Mua và Bán cũng là 2 cực trong cặp “ lưỡng cực đối kháng “ vậy ta có thể nói 
Mua ( âm ) + Bán ( dương ) = sinh ra nhiều tiền 

Do đó Nguyệt ( âm ) + Nhật ( dương ) = simh ra nhiêù tiền 

Cách này trong tử Vi thường gặp ở các nhà thương gia đại phú dùng tiền để đầu tư thương mại , tiền đẻ ra tiền càng ngày càng nhiều va càng nhiều đầu tư thì tiền vào càng nhanh !!! 


Bây giờ ta trở lại câu chuyện con chiến kê với cặp cựa nhật nguyệt . 

Theo thuyết Âm Dương : 

Âm + Dương = sinh . Đem công thức này áp dụng vào cựa nhật nguyêt sẽ có 

Cựa đen + Cựa trắng = sinh nhiều cựa 

Con gà chỉ có 2 cựa vậy các cựa kia ở đâu ra ? Xin thưa đó là các cựa nó đá ra khi lâm chiến 

Tóm lại con gà có cựa Nhật Nguyệt sẽ : 

• Đá bằng cựa vào người địch thủ chứ không đá bằng quản vào địch thủ lối đá này rất thích hợp cho gà cựa 
• Đá theo thế liên hoàn 
• Càng về khuya càng đá nhiều và nhanh hầu như cặp chân không ngừng nghỉ. 





PHIẾM LUẬN : TẠI CON GÀ 



Sau mỗi độ gà thường có kẻ vui , người buồn , thậm trí tức giận cũng có nhưng các xúc động nhất thời đó rồi cũng sẽ qua đi hậu quả lâu dài còn lại có chăng là với các chiến kê 

Gà thắng trận thường được chủ chăm nom nuôi dưỡng lại để chờ ngày ra trường đả lôi đài diễu võ dương oai , nếu có vì các chiến thương làm nó không chiến đấu được như cũ nữa thì cũng được chủ gả cho vài em gà mái để lưu giữ dòng dõi chiến kê, có tệ lắm thì cũng được bán cho người khác để họ dùng cho việc cản mái . Tóm lại một cuộc đời tương đối dễ chịu chờ đợi nó 
Với con gà thua cuộc thì tương lai của nó có phần đen tối hơn . Nếu nó đã có nhiều chiến công trong quá khứ thì nó cũng sẽ được chủ dùng để cản mái sống cuộc đời nhà hạ ; nếu chủ còn thấy chút tài năng của nó thì nó được nuôi dưỡng lại chờ một cơ hội khác bằng không thì nó được bán đi với giá bèo hoặc một tương lai vô định sẽ chờ đợi nó … 

Sự kiện chủ gà chịu thua ôm để cứu gà cũng thường xẩy ra , thật may mắn va đáng quí cho các con gà đá có được các ông chủ như thế .Nơi trường gà chúng ta cũng thường được nghe các lời phê bình như : con gà địch thủ tài ba quá hoăc con gà của tôi dở quá …Ở trường hợp đầu chủ gà dù bị thua còn có phần nào nhận tài năng của con gà của mình , trong trương hợp sau hầu như con gà thua trận phải chịu trách nhiệm cho độ gà thua ! Cho dù đúng con gà ấy là một con gà dở ! thì liệu nó phải chịu trách nhiệm cho “ độ gà thua “ của chủ nó hay không ? 

Có nhiều yếu tố quyết định kết quả của một độ gà : 

* Thể lực của con gà bao gồm cả sức mạnh và sự bền bỉ 
* Sự gan dạ của con gà : khả năng chịu đòn va không bỏ chạy khi bị yếu thế 
* Tài năng : gồm đòn thế lúc công cũng như thủ 
* Nghệ thuật cho nước giữa các ôm chăm sóc các thương tích và làm gà mau hồi sức 
* Tài năng của con gà địch thủ của nó 

Chiến kê chỉ là một sinh vật được sinh ra với tài năng , sự tinh khôn và lòng gan dạ được trời ban sẵn hay nói một cách khoa học hơn các đặc tính này nó nằm trong các gen mà gà bố và gà mẹ đã truyền sang! Xét như vậy tất cả các yếu tố quyết định sự thắng hay bại đã được nêu ở trên con chiến kê không tự nó quyết định hay thay đổi được điều gì , ngoài các yếu tố di truyền ra thì tất cả những gì còn lại là tùy thuộc vào người chủ của nó , nó chỉ biết chiến đấu khi được đem ra trường kể cả khi nó không hoàn toàn sung sức chưa sẵn sàng để xuất trận hoăc trong trận đấu khi nó chưa kịp phục hồi sức lực do người làm nước thiếu tay nghề hay khi nó gặp địch thủ : già dặn kinh nghiêm, khỏe hơn , nặng hơn , cao hơn hay tài ba hơn nó nhiều ! 

Cao nhân tắc hữu cao nhân trị . người tài giỏi đến đâu rồi cũng có lúc có người hơn mình , ! những điều quan sát thấy trên lãnh vực thể thao có thể minh chứng cho sự kiện này : có những danh thủ quần vợt nhiều năm tháng liên tiếp đứng đầu của bảng sắp hạng toàn thế giới thế mà nhiều khi họ bị loại bởi các tay vợt không mấy tên tuổi đứng ở hang 200, 300 của bảng sắp hạng . Hiện tượng “ Kỵ dơ ( Jeu ) “ cũng thường thấy xẩy ra ở các ngành thể thao khác ! 
Cũng giống như vậy con gà thua độ chưa hẳn là con gà dở ! 

Con gà hay cách mấy rồi cũng có lúc phải thua con khác có lối đá khắc chế lối đá của nó , con gà dở rồi cũng sẽ có các con gà dở hơn để nó có thể thủ thắng , nghệ thuật là tìm được đúng con gà này để cáp sao cho gà mình thắng ! Kết quả của một độ gà có thể nói ± 70% đã được quyết định ngay từ khi độ được cáp và gà chưa được buông đuôi , phần còn lại tùy thuộc vào tài người cho nước và sự may mắn . Như vậy nguyên do thua một độ gà cho dù là của một con gà dở liệu có nằm ở nó hay không ? 

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng , cổ nhân đã nói thế . Biết con gà của mình sức lực và gan dạ thế nào , đòn thế ra sao điều này có thể đạt được qua những lần cho nó sổ với các con gà khác có tầm vóc và đòn thế khác nhau hoặc dựa trên các dị tướng, ẩn tướng mà nó có , trái lại với con gà của người khác mấy khi ta có cơ hội để biết được các điều ấy do đó chỉ còn lại cách quan sát con gà đối phương rồi phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm của từng cá nhân hay phối hợp với kinh nghiệm của các người khác qua việc tướng mạo xem lông , vẩy …cách đi đứng ..vv....đã được ghi chép lại trong sách vở . 

Đã đá gà thì chẳng ai muốn thua , nhưng nếu có thua thì cũng không nên quên rằng “ chính con gà nó không cáp cái độ ấy “ 

***************************************************** 


Dưới đây tôi xin post lai Video clip của 1 độ gà để các bạn cùng xem 


Chủ gà chủ của con gà đen đã cáp nó với con gà lớn hơn nó 9/10 cả về chiều cao cũng như trong lượng : 

Theo sự quan sát của tôi thì : 
Ở clip 1 
Gà đỏ sở trường đá đầu , đá mặt địch thủ , do có ưu thế về chiều cao , cổ dài nó tận dụng ưu thế này dùng mỏ nắm đầu gà đen để đá . Trong clip 1 bắt đầu trận đấu nó chiếm ưu thế đá , mỏ nhanh , bắt chặt nhờ thế đá nhiều cú đích đáng vào đầu địch thủ , có lần gà đen trúng đòn đã lao đao giá lúc đó nó bồi thêm vài ba cú liên hoàn vào đầu địch thủ thì đã có thể chấm dứt được trận đấu. 
Gà đen tuy thấp va nhẹ hơn nhưng đòn ra nếu không nặng hơn thì chắc chắn cũng không nhẹ hơn đòn của đối thủ . Thua mỏ nó chuyển qua đá quăng , phải nói con gà này có cặp chân đáng tiền nó có thể đá quăng mạnh va chính xác từ nhiều vị trí khác nhau như : vỉa . giao cần đối vai , đứng ngang hông….khá chính xác và mạnh nhắm vào cần cổ , hầu , ngực , vai của địch thủ . Để phá thế công của địch nó tìm cách vô hiệu hóa mỏ của địch thủ bằng cách : giấu đầu dưới cánh , vào thế đá vỉa hoặc giao cần trong khi xoay vòng quanh địch để vào thế là quăng đôi chân lên , điều sau chót này nó chưa được khéo léo lắm nên đã cho địch thủ nhiều cơ hội nắm đầu mình để đá . Clip 1 chấm dứt với 6/4 cho gà đỏ . 

Ở clip 2 
Ngay từ đầu clip 2 ta đã thấy gà đỏ chậm chạp và đá nhẹ đi nhiều điều này có thể do những cú đá của gà đen vào thân mình gà đỏ làm nó bị xuống sức nhiều , gà đen không còn bị dồn ở thể phải thường xuyên tránh thế công của địch vì thế nó đánh ăn miếng trả miếng nhiều lúc chủ động tấn công vẫ bằng các cú đá quăng , cục diện của trận đấu có thể nói 5/5 nhưng có phần lợi thế cho gà đen vì đòn nó mạnh và có phần nhanh nhẹn hơn 

Clip 3 
Do hậu quả của các cú bị đá đá vào cổ , cổ gà đỏ đã sưng , đau , và cứng không còn mềm mại để nhanh chóng xoay chuyển như ta đã thấy trong clip 1, nên gà đỏ cũng mất luôn ưu thế của cái mỏ , trong clip 3 ta ít thấy mỏ của nó “ băt “ được gà đen do đó nó cũng đá ít đi nhiều và đôi lúc phải quay sang đá quăng vốn không phải là sở trường của nó ! Ấp lực của địch đã nhẹ đi nhiều ưu thế đá quăng của nó vẫn còn nguyên , giờ đây đôi lúc còn dùng được mỏ để nắm gà đỏ , tình thế đã thuận lợi cho nó nhiều , gà đen bắt đầu chuyển qua công nhiều hơn thủ va ở clip 3 thì cục diện của trận đấu có thể nói đã chuyển thành 6/4 cho gà đen . 

Kết quả của trận đấu không được thông báo nhưng theo tôi gà đỏ có thể bị gục cần trong 2 ôm nữa .và nếu có bất kỳ lý do gì mà gà đen thất trận ta ai có thể nói nó đã dở hơn kẻ đã thắng nó 

Mọi sự là tương đối : Gà thắng trận chưa hẳn là gà hay , gà thua trận chưa hẳn là gà dở và cách cáp độ có thể gây nhầm lẫn trong việc nhận đinh phẩm chất của một con gà ! 


Nếu con gà đỏ cho thấy rõ nó là con gà võ , thì gà đen lại là một con gà pha văn võ . 

Văn vì 
• nó có thể đá thủ được theo tình huống , khi thuận tiện chuyển qua công 
• sắc lông ướt , theo kinh kê thì : Lông thời cho ướt thật là thuần văn 
• Sở trường đá quăng , theo Kinh kê thì :Cần tròn hay quạt hay quăng 
Pha Võ vì : 
• Thủ không hay lắm 
• Dường như nó không mấy thích đá thế thủ mà hướng nhiều về thế công hơn vì thế nó 
Chấp nhận chịu đòn của địch nhiều hơn để đá thế công nhiều hơn 




Có thể vì nó ế độ , cũng có thể chủ vì nó biết rõ và rất tin tưởng ở nó nên độ gà đã được ghép với nhiều thất lợi cho con gà đen gây rất nhiều khó khăn cho nó . Nếu địch thủ đồng chạn với nó có thể con gà đen đã thắng dễ dàng va nếu gà đỏ ra đòn nặng tương xứng với tầm vóc của mình thì còn gì là đầu con gà đen ! 














1 nhận xét: